Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn


A.
Hàng hóa xuất khẩu
Hình thức quản lý
1.
a) Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm trên cạn, nguy cấp cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
a) Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

b) Động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm trên cạn thuộc nhóm IIA và IIB quy định tại Nghị định số32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.
2.
Giống cây trồng và giống vật nuôi quý hiếm.
Hướng dẫn cụ thể theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi.
3.
Cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước.
Công bố điều kiện và hồ sơ xuất khẩu.
4.
Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.
5.
a) Các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.
b) Các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường
Ban hành danh mục các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường; các loài và điều kiện xuất khẩu các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện (ban hành danh mục hàng hóa cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
B.
Hàng hóa nhập khẩu
Hình thức quản lý
1.
Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
Giấy phép khảo nghiệm.
2.
Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
Giấy phép khảo nghiệm.
3.
a) Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.
a) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

b) Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử dụng.
b) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.
4.
Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.
5.
Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.
6.
Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.
Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi.
7.
Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.
8.
Phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.
9.
Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.
Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.
10.
Động vật, thực vật hoang dã cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Công ước CITES mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục nhập khẩu.
11.
a) Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
a) Quy định về quản lý chất lượng nguyên liệu nhập khẩu.

b) Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
b) Ban hành Danh mục sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam (Danh mục sản phẩm nhập khẩu thông thường) và Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

c) Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
c) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.
12.
a) Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường.
a) Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu thông thường.

b) Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.
b) Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.

c) Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
c) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.
13.
a) Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường.
a) Ban hành danh mục thủy sản sống làm thực phẩm được nhập khẩu thông thường.

b) Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam.
b) Quy định về việc đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu.
Nguyên tắc quản lý:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục các loại hàng hóa được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam; danh mục các loại hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu thông thường theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa này không cần giấy phép.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hình thức quản lý theo nguyên tắc sau:
a) Đối với loại hàng hóa mới lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép khảo nghiệm.
b) Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nhưng không cần cấp giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục và quy định cụ thể điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, các đơn vị trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan, không cần xin giấy phép.
c) Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; các trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, nội dung giấy phép khảo nghiệm, thời hạn khảo nghiệm.
Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cho phép hay không cho phép hàng hóa được sử dụng, lưu hành tại Việt Nam. Khi được phép sử dụng, lưu hành tại Việt Nam, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu.

3. Hàng năm, 6 tháng một lần, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường các mặt hàng đã có kết quả khảo nghiệm tốt. Khi được bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá và không phải xin cấp phép.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

@templatesyard