Bộ Công Thương “cởi trói” về dán nhãn năng lượng?
Bộ Công Thương đang xem xét gỡ bỏ quy định dán nhãn năng lượng với các phương tiện thiết bị nhập khẩu. Nếu được thực hiện, việc gỡ khó này sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ông Trần Tuấn Anh vừa có buổi làm việc với Tổng cục Năng lượng và các thành viên trong tổ soạn thảo sửa đổi Thông tư 07/2012/TT-BCT để bàn tiếp các giải pháp gỡ khó trong thủ tục dán nhãn năng lượng.
Theo đại diện Bộ Công Thương, so với Thông tư 37/2015/TT-BCT mà Bộ bãi bỏ cách đây một tuần thì "các quy định tại Thông tư 07 còn rườm rà, khó hiểu và gây bức xúc cho doanh nghiệp hơn rất nhiều".
“Đã đến lúc, chúng ta phải “cởi trói” cho doanh nghiệp. Nếu chúng ta không gỡ bỏ những thủ tục phiền hà, cải cách thể chế thì chúng ta đang cản trở sự phát triển của xã hội. Nói cách khác là chúng ta đang “phản động” về mặt chính sách”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Theo đại diện Bộ Công Thương, so với Thông tư 37/2015/TT-BCT mà Bộ bãi bỏ cách đây một tuần thì "các quy định tại Thông tư 07 còn rườm rà, khó hiểu và gây bức xúc cho doanh nghiệp hơn rất nhiều".
“Đã đến lúc, chúng ta phải “cởi trói” cho doanh nghiệp. Nếu chúng ta không gỡ bỏ những thủ tục phiền hà, cải cách thể chế thì chúng ta đang cản trở sự phát triển của xã hội. Nói cách khác là chúng ta đang “phản động” về mặt chính sách”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Tổng cục Năng lượng cần sớm nghiên cứu, xây dựng văn bản hướng dẫn để thực hiện quy định “Công nhận nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị nhập khẩu” theo tiết đ, khoản 4 Điều 39 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để giảm nhanh số lượng các trường hợp phải làm thủ tục kiểm tra, dán nhãn. | |
Trần Tuấn Anh- Bộ trưởng Bộ Công Thương |
Trong lúc chờ sửa đổi thông tư, lấy ý kiến các đơn vị, ông đề nghị Tổng cục Năng lượng cần có ngay thông báo tới doanh nghiệp song song với việc cải thiện quy trình làm việc. Theo đó, thay vì doanh nghiệp mất quá nhiều thì giờ làm hồ sơ, thủ tục thì Tổng cục Năng lượng cần có cơ chế cho doanh nghiệp được làm thủ tục khai báo thông tin online.
“Làm sao để doanh nghiệp chỉ phải mất một lần tới làm việc với cơ quan quản lý để nộp hồ sơ chứ không phải đi lại tới vài ba lần. Công nghệ hoàn toàn có thể giúp chúng ta làm việc này”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Vị này cũng đặc biệt lưu ý các đơn vị chức năng, những vấn đề đã được cộng đồng doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan nêu trong thời gian qua cần được nghiêm túc xem xét để có xử lý một cách phù hợp trên tinh thần cầu thị, hướng tới phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Hướng xử lý được đưa ra là, cho phép việc doanh nghiệp sử dụng kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu cho các lô hàng nhập khẩu cùng số serial/model, cùng nhà sản xuất, cùng xuất xứ, tạo điều kiện cho quy trình thông quan được nhanh chóng.
Bên cạnh đó, xem xét để giảm bớt các thủ tục cho doanh nghiệp theo hướng cho phép sử dụng Phiếu kết quả kiểm nghiệm để thông quan, không sử dụng Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng để thông quan; rà soát, điều chỉnh lại các quy định để bảo đảm nguyên tắc tăng cường sự công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước, tránh tình trạng kiểm tra nhiều lần đối với cùng một loại hàng hóa.
Tổng cục Năng lượng cùng Vụ Pháp chế khẩn trương rà soát lại căn cứ pháp lý của quy định liên quan tới việc yêu cầu Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng ở thời điểm trước khi hay sau khi thông quan hàng hóa để có quy định thống nhất, rõ ràng, tránh bất đồng trong cách hiểu với cơ quan quan hải quan, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
“Tinh thần là cần xem xét, sửa đổi theo hướng không yêu cầu doanh nghiệp cần phải có Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng mới được làm thủ tục thông quan, tránh gây ùn tắc, mất thời gian của doanh nghiệp trong khâu thông quan”, ông Trần Tuấn Anh khẳng định.
Chương trình dán nhãn năng lượng dưới hình thức tự nguyện được Tổng cục Năng lượng thực hiện từ năm 2006 đến năm 2011. Do đây là hình thức tự nguyện nên giai đoạn này có chưa tới 10 doanh nghiệp đăng ký tham gia. Từ đầu năm 2012, chương trình áp dụng chế độ bắt buộc, số lượng doanh nghiệp đăng ký đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2012, có 665 mã sản phẩm được cấp giấy chứng nhận và dán nhãn; năm 2013 con số này tăng lên 1.532 sản phẩm; Năm 2014 số lượng mã sản phẩm tăng lên 2.655. Trong đó, 7 mặt hàng nhập khẩu được cấp chứng nhận và dán tem nhiều nhất là điều hòa không khí, tủ lạnh, tivi, máy giặt, quạt điện, nồi cơm điện và đèn chiếu sáng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp quy trình cấp chứng nhận và dán nhãn bị doanh nghiệp đang gây nhiều khó khăn cho họ. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét