Nghị định 15 về an toàn thực phẩm vẫn vướng trong thực thi

Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ về an toàn thực phẩm với nhiều quy định cải cách trong quản lý, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng NK, tuy vậy trong quá trình triển khai thực tế cơ quan Hải quan vẫn phát sinh vương mắc cần sớm có hướng dẫn. 
dịch vụ hải quan
 Nghị định 15 về an toàn thực phẩm vẫn vướng trong thực thi
Thiếu cơ sở dữ liệu, hải quan khó áp dụng chính sách

Cụ thể, về quy định các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Nghị định 15/2018/NĐ-CP không quy định để được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm đối với lô hàng NK, khi làm thủ tục hải quan DN phải nộp/xuất trình cho cơ quan Hải quan bản sao/bản chính “Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm”. Do vậy, khi làm thủ tục NK, nếu cơ quan Hải quan yêu cầu DN nộp/xuất trình Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm sẽ làm phát sinh thủ tục hành chính; nếu không yêu cầu DN nộp/xuất trình Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (không lưu Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trong bộ hồ sơ hải quan), cơ quan Hải quan không đủ cơ sở chứng minh lô hàng đã có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm để thuộc diện được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm NK.
Để có kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hôm nay (14/3) Bộ Y tế-Thường trực Ban chỉ đạo kiên ngành Trung ương về VSATTP đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm. Đoàn kiểm tra do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì, thành phần gồm có đại diện Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Quản lý chất lượng nông lân sản và Thủy sản). Hoạt động kiểm tra được thực hiện tại hai địa bàn gồm Hải phòng và TP.Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, hiện Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa cung cấp cho cơ quan Hải quan cơ sở dữ liệu về sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm dẫn đến việc tất cả các lô hàng NK thuộc diện đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đều phải nộp/xuất trình khi làm thủ tục hải quan (do sản phẩm hàng hóa được làm thủ tục tại nhiều chi cục hải quan khác nhau).

Do đó, để xử lý vướng mắc trên, theo Tổng cục Hải quan, khi làm thủ tục NK, DN nộp cho cơ quan Hải quan bản chụp có xác nhận của DN Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm để được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trường hợp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm được triển khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì DN không phải nộp bản giấy cho cơ quan Hải quan.

Trong quá trình chưa triển khai được trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy Tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, cung cấp dữ liệu cho cơ quan Hải quan đưa vào hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử. Tổ chức, cá nhân chỉ nộp Giấy tiếp nhận cho lần đầu NK, không phải nộp Giấy tiếp nhận cho các lần NK tiếp theo.

Liên quan đến vấn đề cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm NK, hiện cơ quan Hải quan chỉ nhận được danh sách các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK do Bộ Y tế chỉ định. Do đó, CBCC hải quan khi làm thủ tục NK không thể xác định được cơ quan nào có đủ thẩm quyền (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương) cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt/không đạt yêu cầu NK theo Mẫu số 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Khó áp dụng phương thức kiểm tra giảm

Khi triển khai quy định áp dụng phương thức kiểm tra giảm tại Nghị định 15, cơ quan Hải quan cũng gặp vướng mắc. Tại Điều 16, 18, 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định phương thức kiểm tra giảm áp dụng tối đa 5% trên tổng số lô hàng NK trong vòng 1 năm do cơ quan Hải quan lựa chọn ngẫu nhiên và thực hiện kiểm tra hồ sơ. Quy định này hiện chưa thể thực hiện được do thiếu cơ sở dữ liệu, quy định giấy tờ phải nộp chưa cụ thể...
Chẳng hạn, để xác định được số lượng 5% tổng số lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra giảm cần có dữ liệu thống kê về tổng số lô hàng NK trong vòng một năm tính từ ngày Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực (từ ngày 2/2/2018), hay từ khi DN mở tờ khai NK hàng hóa. Đối với các lô hàng NK, để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17.
Tuy nhiên, cơ quan Hải quan chưa được quý Bộ cung cấp thông tin dữ liệu về các lô hàng đáp ứng được các điều kiện này. Trường hợp DN được phân luồng xanh thì DN nộp hồ sơ giảm thế nào (vì luồng xanh không yêu cầu DN nộp hồ sơ).

Chính vì vậy, theo Tổng cục Hải quan, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng cơ sở dữ liệu hàng hóa, sản phẩm, các tổ chức, cá nhân, đáp ứng đủ điều kiện được áp dụng phương thức kiểm tra giảm, cung cấp dữ liệu cho cơ quan Hải quan để cơ quan Hải quan đưa vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, áp dụng chế độ tự động kiểm tra, không yêu cầu tổ chức, cá nhân phải nộp chứng từ cho từng lần làm thủ tục NK khi thực hiện thủ tục hải quan...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

@templatesyard