Trình tự thủ tục và hồ sơ xin cấp C/O tại phòng thương mại VCCI


Trình tự thủ tục và hồ sơ xin cấp C/O tại phòng thương mại VCCI

Trình tự thủ tục và hồ sơ xin cấp C/O tại phòng thương mại VCCI

HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC XIN CẤP C/O TẠI VCCI.

1. Các bước cần thiết thực hiện trước khi đề nghị cấp C/O:
  • Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;
  • Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định) ;
  • Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;
  • Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.
  • Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;
  • Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.
VD: EU – Annex 13, Thụy Sỹ – Annex 4, Japan – Annex 5,…, ATIGA – Annex 3
  • Bước 7: Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6, vận dụng các điều khoản đặc biệt sau:
– Quy định vi phạm cho phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối với các nguyên vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ;
– Quy định cộng gộp song phương;
– Quy định cộng gộp khu vực;
– Quy định cộng gộp khác và/hoặc các quy định mở rộng liên quan khác.
2. Đăng ký hồ sơ thương nhận:
Lập, nộp 1 bộ hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
  • Thông tin của thương nhân, đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân, và danh sách các cơ sở SX của thương nhân (Phụ lục 1);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an.
3. Hồ sơ đề nghị cấp C/O mới:
3.1. Chứng từ xuất khẩu:
  • Đơn đề nghị cấp C/O (Phụ lục 2);
  • Phiếu ghi chép (Phụ lục 3);
  • Bản sao tờ khai hải quan xuất khẩu;
  • Các bản C/O đã được khai đầy đủ, đúng quy định (thông thường là 1 bản chính và 3 bản copy);
  • Hóa đơn bán hàng/Hóa đơn thương mại;
  • Bản sao B/L hoặc AWB hoặc chứng từ vận tải khác;
  3.2. Chứng từ chứng minh nguồn gốc:
  • Chứng minh hàng hóa có xuất xứ thuần túy/toàn bộ: Doanh nghiệp khai theo mẫu bảng kê BK11 hoặc/và BK12 hoặc/và BK13 (Phụ lục 11)
  • Chứng minh hàng hóa có xuất xứ không thuần túy: Bảng kê nguyên vật liệu theo mẫu phù hợp (Phụ lục 11) và bản sao các chứng từ mua nguyên vật liệu như tờ khai hải quan nhập khẩu và/hoặc hóa đơn mua nguyên vật liệu và/hoặc các chứng từ khác phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
  • Một số chứng từ khác (nếu cần hoặc theo yêu cầu của các cơ quan chức năng): Giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận khai thác, …
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại C/O:
  • Đơn đề nghị cấp C/O (Phụ lục 2);
  • Phiếu ghi chép và Giấy biên nhận (Phụ lục 3);
  • Các bản C/O đã được khai đầy đủ, đúng quy định (thông thường là 1 bản chính và 3 bản copy);
  • C/O cũ đã được cấp (trả lại C/O cũ) hoặc bản COPY C/O (đối với các trường hợp C/O bị thất lạc);
  • Các chứng từ chứng minh lý do đề nghị cấp lại C/O như: Yêu cầu của khách hàng, ngân hàng; các bên liên quan về thay đổi nội dung trên C/O hoặc C/O bị mất.
5. Khai C/O qua mạng:
Sau khi doanh nghiệp đăng ký hồ sơ thương nhân, được cấp mã đơn vị, và được cấp C/O, dữ liệu về thương nhân sẽ được VCCI upload trên trang web www.covcci.com.vn. Các lô hàng tiếp theo, doanh nghiệp có thể truy cập vào www.covcci.com.vn để khai C/O qua mạng, hoàn tất hồ sơ và nộp sồ sơ đề nghị cấp C/O tại tổ cấp C/O phù hợp để được xét cấp C/O nhanh hơn theo quy định.
Để khai C/O qua mạng, doanh nghiệp truy cập www.covcci.com.vn, click KHAI BÁO C/O ONLINE. Tại cửa sổ KHAI BÁO C/O ONLINE, doanh nghiệp khai mã số thuế vào dòng MST (username); đối với doanh nghiệp khai báo C/O online lần đầu, mật khẩu sẽ là mã số thuế của doanh nghiệp. Sau khi nhập username và mật khẩu thành công, doanh nghiệp có thể đổi mật khẩu và khai báo C/O qua mang theo hướng dẫn.

6. Xét giảm chứng từ nguyên phụ liệu trong hồ sơ đề nghị cấp C/O (Phụ lục 12):
Việc xét giảm chứng từ nguyên phụ liệu được áp dụng đối với doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, xuất khẩu với số lượng, quy mô sản xuất lớn, có uy tín, và số lượng cấp C/O nhiều trong các năm qua; chưa vi phạm lần nào các quy định chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu; và xuất khẩu các mặt hàng không thuộc diện nhạy cảm mà các nước đang điều tra và/hoặc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp …
7. Quy trình cấp C/O: 
Đính kèmDung lượng
Don de nghi cap CO.docx (575)14.57 KB
Phu luc 1 (Ho so thuong nhan).xlsx (965)39.85 KB
Phu luc 3 (Phieu ghi chep).xlsx (494)18.13 KB
Phu luc 11 (Bang ke NVL).xlsx (563)156.87 KB
Phu luc 12 (CV de nghi giam chung tu).docx (294)20.25 KB
Phu luc 2 (Don de nghi cap CO).docx (488)16.16 KB
Quy trinh cap CO moi.pdf (16)202.43 KB

BIỂU MẪU FORM C/O và CÁCH KHAI C/O

1. Đăng ký hồ sơ thương nhân:
  • Đăng ký Hồ sơ thương nhân (áp dụng đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc bổ sung khi có thay đổi thông tin của thương nhân hoặc cập nhận 2 năm/lần theo quy định).
2. Biểu mẫu về C/O:
3. Mẫu khác:

LUẬT QUY TẮC ÁP DỤNG CẤP FORM C/O

Xuất xứ hàng hóa là các quy tắc và yêu cầu liên quan để xác định hàng hóa có nguồn gốc tại một nước hoặc vùng lãnh thổ cụ thể theo từng quy tắc xuất xứ cụ thể. Các quy tắc xuất xứ chỉ áp dụng đối với hàng hóa hữu hình được phân loại trong danh mục mã HS hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), không áp dụng để xác định hàng hóa như dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, và nguồn gốc của con người.
1. Quy định chung:
2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam (C/O mẫu B, mẫu DA59, mẫu Peru, Turkey, …):
3. Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập – GSP (C/O mẫu A):
Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập hay gọi tắt là GSP (Generalized System of Preferences) là hệ thống ưu đãi thuế quan được các nước giàu hay còn gọi là các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển (nước thụ hưởng) hưởng ưu đãi về miễn hoặc giảm thuế. Hàng hóa xuất khẩu từ các nước thụ hưởng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định của nước cho hưởng (EU, Thụy Sỹ, Canada, Nhật Bản, …).
4. Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA):
5. Quy định khác liên quan:
*Lưu ý: Cập nhật thường xuyên các quy định có thể được thay đổi bởi cơ quan chức năng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ VCCI TPHCM

PHÒNG PHÁP CHẾ
Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Tp. HCM (VCCI HCM)
Lầu 1, Tòa nhà VCCI HCM, 171 Võ Thị Sáu, P. 7, Quận 3, TP. HCM
Điện thoại: 028-3932 6498 / 3932 5989 / 3932 5176
Xử lý vướng mắc, phản ánh, góp ý trong quá trình làm thủ tục cấp C/O:
– Tổ cấp C/O tại Tp. HCM:
Điện thoại: 028 39325989  
                 ------ Tổ cấp C/O số 1  Ext: 16
                 ------ Tổ cấp C/O số 2  Ext: 21
                 ------ Tổ cấp C/O số 3  Ext: 31
                 ------ Giải đáp thủ tục cấp C/O  Ext: 18
                 ------ Hỗ trợ khai báo qua mạng  Ext: 22
Phó trưởng phòng Pháp chế: Ông Vũ Xuân Hưng , Mobile: 090 917 0171 , Email: vuxuanhung@vcci-hcm.org.vn
– Điểm cấp C/O tại Bình Dương:
Phó trưởng phòng Pháp chế: Nguyễn Văn Đức
Mobile: 090 949 7155
– Tổ cấp C/O tại Đồng Nai:
Phó trưởng phòng Pháp chế: Ông Bùi Mạnh Hùng
Mobile: 090 933 7672
– Hướng dẫn khai hồ sơ thương nhân và IT:
Ông Lê Văn Tuấn, Mobile: 098 3344 056 hoặc
Ông Nguyễn Đức Hạnh, Mobile: 093 841 3661 hoặc
Ông Nguyễn Khánh Linh, Mobile: 091 908 3777 hoặc
Ông Vũ Lăng, Mobile: 090 281 3387
– Tiếp thu, giải quyết phản ánh, khiếu nại, góp ý:
Trưởng phòng Pháp chế: Ông Nguyễn Hữu Nam
ĐT: 028-39326929 hoặc Mobile: 090 779 0989 (Đường dây nóng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

@templatesyard