Các loại giấy phép cho nhà đầu tư nước ngoài mới thành lập tại việt nam

Cấp Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp nước ngoài

                              (Doanh nghiệp xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa)
Các loại giấy phép cho nhà đầu tư nước ngoài mới thành lập tại việt nam

Xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa là một trong những lĩnh vực đầu tư mà các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm. Là thị trường gia công và sản xuất lớn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới; đồng thời, thị trường tiêu dùng Việt Nam cũng ưa chuộng các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài. Tiềm năng là thế, nhưng nhiều nhà đầu tư thường gặp vướng mắc ở vấn đề thủ tục pháp lý trước khi kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề giấy phép con. Công ty Luật Việt An xin tổng hợp một số quy định về Giấy phép kinh doanh như sau:
Để tiến hành nhập khẩu, xuất khẩu và/hoặc phân phối hàng hóa tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện 3 bước:
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh
Việc xin cấp Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại Nghị định 23/2007/NĐ-CP và Thông tư 08/2013/TT-BCT của Bộ Công thương. Theo đó:
Quyền xuất khẩu: là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm:
  • Đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
  • Thực hiện xuất khẩu;
  • Thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất khẩu.
Lưu ý: quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu.
Quyền nhập khẩu: là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm:
  • Đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
  • Thực hiện nhập khẩu;
  • Thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.
Lưu ý: quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức phân phối hoặc tham gia vào hệ thống phân phối tại Việt Nam.
Quyền phân phối: bao gồm bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại. Trong đó:
  • Bán buôn: là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng;
  • Bán lẻ: là hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Xin lưu ý rằng nếu hàng hóa được bán cho pháp nhân để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính pháp nhân đó thì cũng được coi là bán lẻ. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vướng mắc ở vấn đề này do pháp luật nước sở tại không quy định khác biệt về khái niệm “người tiêu dùng cuối cùng”.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh:
  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm thông tư 08/2013/TT-BCT của Bộ Công thương);
  • Bản giải trình (theo mẫu MĐ-6 ban hành kèm thông tư 08/2013/TT-BCT của Bộ Công thương) đáp ứng các điều kiện:
    • Là nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
    • Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết của Việt Nam;
    • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
    • Phạm vi hoạt động phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Nội dung kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa dự kiến của doanh nghiệp;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của nhà đầu tư.
Nơi nộp hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Số lượng: 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.
Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh:
  • Kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ: trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ kiểm tra. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ gửi hồ sơ xin ý kiến của Bộ Công thương. Nếu không thì sẽ thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản để sửa chữa, bổ sung;
  • Bộ Công thương sau khi tiếp nhận sẽ gửi ý kiến bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi nhận được ý kiến của Bộ Công thương sẽ ra quyết định cấp hay không cấp Giấy phép kinh doanh trong vòng 15 ngày làm việc. Nếu từ chối cấp thì sẽ trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

@templatesyard