HƯỚNG DẪN ÁP MÃ SỐ HS CODE CHO LINH KIỆN - PHỤ TÙNG - BỘ PHẬN

Rất nhiều DN không hiểu hoặc cố tình áp sai mã số hàng hóa (mã HS code) khi làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận, chi tiết... Việc này ảnh hưởng đến số thuế phải nộp và khi bị Kiểm tra sau thông quan, sẽ bị truy thu và phạt chậm nộp thuế. 
 HƯỚNG DẪN ÁP MÃ SỐ HS CODE CHO LINH KIỆN - PHỤ TÙNG - BỘ PHẬN


Khi áp mã số HS cho các mặt hàng là linh kiện, phụ tùng, bộ phận, chi tiết của sản phẩm thì áp theo mã HS code đã được định danh. Trường hợp linh kiện, phụ tùng... không có mã HS định danh thì mới áp theo mã HS Bộ phận của sản phẩm

Căn cứ pháp lý: 

- Căn cứ quy tắc 2a, Phụ lục II Sáu quy tắc tổng quát ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC. Nếu không đáp ứng được khái niệm về “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời” của quy tắc 2a, thì thực hiện phân loại theo mã số HS của từng linh kiện thực tế nhập khẩu

- Căn cứ Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 Về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.  

- Điều 8 (Phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời) Thông tư 14/2015/TT-BTCngày 30/1/2015 hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 

Tham khảo thêm quy tắc áp mã số hàng hóa XNK

- 6 Quy tắc tổng quát của Công ước HS. 
- Chú giải bắt buộc của Công ước HS. 
- Chú giải bổ sung Danh mục thuế quan hài hòa Asean (AHTN).
- Chú giải chi tiết Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (HS). 

Quy định về áp mã HS code (Phân loại hàng hoá) khi làm thủ tục HQ hàng XNK: 

1. Người khai Hải quan có trách nhiệm phân loại hàng hoá (xác định chính xác tên gọi, mô tả và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu) trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm về việc phân loại đó. 

2. Trường hợp không tự áp mã số hàng hóa được, nếu không đề nghị cơ quan hải quan phân loại trước khi làm thủ tục thì có thể đề nghị một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành giám định làm cơ sở cho người khai hải quan thực hiện việc áp mã số hàng hóa và khai báo hải quan. 

3. Trường hợp người khai hải quan không nhất trí với kết luận phân loại áp mã HS của cơ quan hải quan thì có thể khiếu nại theo quy định. 

Có 1 thực tế là: Công chức Hải quan và ACE đi làm TTHQ thường xuyên tranh luận về việc áp mã số HS cho các mặt hàng là linh kiện, phụ tùng, bộ phận, chi tiết của sản phẩm.
Picture

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

@templatesyard