Thủ tục hải quan hàng gia công


1. Khái niệm

Gia công hàng hóa xuất nhập khẩu là các hoạt động sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng gói… nhằm chuyển hóa nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm theo các yêu cầu của bên đặt gia công. 

2. Các quy định đối với hàng gia công

- Tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu của hợp đồng gia công đều phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát của hải quan và nộp lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật.
- Thủ tục hải quan đối với việc nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, xuất khẩu sản phẩm gia công được thực hiện theo quy trình nghiệp vụ hải quan hiện hành như đối với một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại.
- Ngoài ra do đặc điểm của hàng gia công, yêu cầu doanh nghiệp nhận làm hàng gia công phải mở sổ theo dõi, quản lý hợp đồng gia công theo mẫu do Tổng cục hải quan phát hành.
- Việc làm thủ tục hải quan cho một hợp đồng gia công từ khâu tiếp nhận hợp đồng gia công, làm thủ tục hải quan cho từng lô hàng xuất nhập khẩu của hợp đồng gia công cho đến khâu thanh khoản hợp đồng gia công đều phải thực hiện tại một đơn vị hải quan thuộc tỉnh, thành phố nơi có xí nghiệp hoặc trụ sở doanh nghiệp đóng trên địa bàn của đơn vị hải quan đó.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của hợp đồng gia công cho nước ngoài được kiểm tra tại kho của doanh nghiệp hoặc tại cửa khẩu xuất nhập.
- Trừ số sản phẩm do bên thuê gia công thanh toán tiền công, toàn bộ sản phẩm gia công còn lại phải được xuất trả cho bên thuê gia công.
- Doanh nghiệp được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng mẫu để làm mẫu gia công. Hàng mẫu trong trường hợp này về hình thức mặt hàng phải thể hiện rõ là chỉ sử dụng được vào mục đích làm mẫu để gia công sản phẩm. Hàng mẫu để làm mẫu gia công không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nếu hàng mẫu xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, phụ liệu, vật tự nhập khẩu của hợp đồng gia công thì được đưa vào thanh khoản như sản phẩm xuất khẩu. 

3. Thủ tục hải quan

3.1. Đăng ký hồ sơ ban đầu

Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ để cơ quan hải quan làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng.
Bộ hồ sơ xuất trình gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ kiện kèm theo (nếu có): 02 bản chính và 02 bản dịch (nếu hợp đồng được lập bằng tiếng nước ngoài).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 02 bản sao
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại nếu mặt hàng gia công thuộc Danh mục hàng hóa nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu: 01 bản chính, 01 bản sao
- Giấy chứng nhận của Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam (trường hợp hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam): 01 bản chính, 01 bản sao.
Hải quan sau khi kiểm tra bộ hồ sơ nếu đầy đủ và phù hợp thì tiếp nhận hồ sơ. Đóng dấu tiếp nhận lên hợp đồng và các tài liệu khác kèm theo. Sau khi tiếp nhận hải quan lưu một bộ hồ sơ để theo dõi, bao gồm 01 bản chính hợp đồng, phụ kiện hợp đồng gia công kèm theo (nếu có) và bản sao các chứng từ khác. 

3.2. Thủ tục nhập khẩu

Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tự, máy móc thiết bị liên quan đến hợp đồng gia công được thực hiện như sau:
a. Bộ hồ sơ hải quan phải nộp và xuất trình khi làm thủ tục đăng ký tờ khai:
- Giấy tờ phải nộp
+ Tờ khai hàng nhập khẩu: 03 bản chính
+ Vận tải đơn: 01 bản sao
+ Hóa đơn thương mại (bản chính hoặc bản sao): 03 bản
Bản kế chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 02 bản sao
+ Giấy đăng ký kiểm dịch (đối với hàng yêu cầu phải kiểm dịch): 01 bản chính
+ Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại nếu nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước cấm nhập khẩu và tạm ngừng nhập khẩu: 01 bản sao. 
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Bản thống kê tờ khai nhập khẩu
+ Hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công liên quan đến việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư đã được cơ quan hải quan làm thủ tục tiếp nhận 
b. Lấy mẫu nguyên phụ liệu
Trừ những trường họp do tính chất mặt hàng không thể lấy mẫu được, còn các trường hợp khác khi kiểm hóa nguyên phụ liệu, vật tư gia công nhập khẩu, hải quan phải lấy mẫu nguyên liệu chính và phụ liệu có giá trị lớn để làm cơ sở đối chiếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. 
c. Thủ tục hải quan đối với các loại máy móc, thiết bị mượn để phục vụ gia công được thực hiện như sau:
- Thiết bị mượn để phục vụ gia công phải tái xuất trả cho bên thuê gia công sau khi kết thúc hợp đồng gia công
- Máy móc, thiết bị mượn phải được quy định cụ thể trong hợp đồng về tên gọi, chủng loại, số lựơng, chất lượng.
- Thủ tục hải quan đối với loại máy móc, thiết bị này như thủ tục hải quan đối với lô hàng tạm nhập - tái xuất.

3.3. Sản xuất

Quá trình sản xuất hàng gia công phải chịu sự kiểm tra giám sát của hải quan. Quá trình kiểm tra giám sát được thực hiện như sau:
Giám sát trực tiếp:
- Giám sát trực tiếp được thực hiện khi hợp đồng gia công không có định mức tiêu hao. Quá trình giám sát sẽ được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.
Giám sát gián tiếp:
- Giám sát gián tiếp được thực hiện khi hợp đồng gia công không có định mức tiêu hao. Quá trình giám sát chỉ thực hiện trên cơ sở kiểm tra giấy tờ liên quan để theo dõi hàng gia công. 

3.4. Xuất khẩu

a. Thủ tục xuất khẩu đối với sản phẩm gia công
Bộ hồ sơ phải nộp và xuất tình khi làm thủ tục
- Giấy tờ phải nộp
Tờ khai hàng xuất khẩu: 03 bản chính
Bản kê chi tiết hàng hóa: 03 bản chính
+ Văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu thuộc danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện): 01 bản sao
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Bản thống kê tờ khai xuất khẩu
Văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu thuộc danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính để đối chiếu
Khi kiểm hóa hàng xuất khẩu, hải quan phải đối chiếu nguyên phụ liệu mẫu với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm. 
Sau khi kiểm hóa, nếu không có vấn đề gì thì hải quan cho phép xuất hàng. 
b. Thủ tục xuất trả nguyên phụ liệu, vật tư gia công
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, theo yêu cầu của bên thuê gia công, bên nhận gia công được xuất trả nguyên liệu, phụ liệu, vật tư cho bên thuê gia công.
- Thủ tục hải quan như thủ tục xuất khẩu một lô hàng gia công xuất khẩu. Ngoài bộ hồ sơ như một lô hàng gia công xuất khẩu phải nộp thêm bản sao văn bản yêu cầu xuất trả của bên thuê gia công. Hải quan làm thủ tục xuất trả phải đối chiếu nguyên phụ liệu xuất với mẫu lưu khi nhập khẩu. 
c. Thủ tục hải quan đối với trường hợp sản phẩm gia công được bán cho doanh nghiệp Việt Nam để tiêu thụ nội địa
Điều kiện để được giao nhận sản phẩm gia công tại Việt Nam
- Doanh nghiệp mua sản phẩm gia công phải ký hợp đồng mua bán với bên bán nước ngoài. Trong hợp đồng phải ghi rõ hàng được giao tại doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công. Sản phẩm này phải phù hợp với phạm vi ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mua hàng.
Về thủ tục hải quan, thực hiện như sau:
- Thủ tục xuất khẩu (thủ tục giao sản phẩm của doanh nghiệp nhận gia công)
+ Doanh nghiệp xuất khẩu giao sản phẩm phải làm thủ tục xuất như đối với sản phẩm gia công ra nước ngoài
+ Hải quan cho đăng ký tờ khai như đối với sản phẩm gia công ra nước ngoài. Niêm phong hồ sơ giao chủ hàng chuyển đến hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
- Thủ tục nhập khẩu (thủ tục nhận hàng của doanh nghiệp mua)
+ Doanh nghiệp nhập khẩu: Mở tờ khai nhập khẩu và thực hiện các chính sách về nhập khẩu hàng hóa, chính sách thuế theo đúng loại hình nhập khẩu.
+ Nhiệm vụ của hải quan làm thủ tục nhập khẩu: làm thủ tục nhập khẩu như quy định đối với một lô hàng nhập khẩu từ nước ngoài theo đúng loại hình. 
- Việc kiểm tra thực tế hàng hóa
Sau khi đăng ký tờ khai với hải quan, doanh nghiệp xuất (doanh nghiệp giao sản phẩm gia công) tổ chức giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu. Hải quan làm thủ tục nhập khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa, đối chiếu sản phẩm giao nhận với mẫu nguyên liệu nhập khẩu ban đầu; ghi kết quả kiểm hóa và xác nhận thực xuất và lưu 01 bản vào hồ sơ hợp đồng gia công.
3.5. Thanh khoản hợp đồng gia công
- Hồ sơ thanh khoản gồm:
+ Hợp đồng gia công và các phụ kiện hợp đồng
+ Bản thống kê tờ khai nguyên liệu, phụ liệu, vật tự nhập khẩu
+ Bản thống kê tờ khai sản phẩm gia công xuất khẩu
+ Bản tổng hợp sản phẩm gia công đã xuất khẩu
+ Bản thống kê tờ khai nhập khẩu máy móc, thiết bị
+ Bản tổng hợp máy móc, thiết bị
+ Bản thống kê nguyên phụ liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng
Bản tổng hợp nguyên phụ liệu đã sử dụng 
- Thời hạn thanh khoản
+ Chậm nhất là 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng gia công, bên nhận gia công phải hoàn tất việc thanh khoản hợp đồng với cơ quan hải quan bao gồm cả việc giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm.
+ Quá thời hạn trên nếu doanh nghiệp không hoàn thành việc thanh khoản mà không có lý do chính đáng được Trưởng đơn vị hải quan quản lý hợp đồng gia công chấp thuận thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
- Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp, hải quan phải hoàn thành việc thanh khoản. 

3.6. Gia công chuyển tiếp

Gia công chuyển tiếp là việc chuyển giao nguyên phụ liệu của hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác hoặc thành phẩm của hợp đồng gia công này là bán thành phẩm của hợp đồng gia công khác.
Về nguyên nguyên tắc, việc chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp phải chịu sự quản lý của hải quan. Các bước thực hiện:
Bước 1
Bên giao lập 04 phiếu giao hàng chuyển tiếp theo mẫu của Tổng cục Hải quan. Sau khi lập phiếu, bên giao giao sản phẩm cho bên nhận.
Bước 2
- Bên nhận sau khi nhận đủ sản phẩm, xác nhận, ký tên, đóng dấu vào cả 4 phiếu chuyển tiếp trên. Sau đó đến trình bày đăng ký với hải quan bên nhận.
Bước 3
- Hải quan bên nhận tiếp nhận 04 phiếu chuyển tiếp, xác nhận vào 04 tờ phiếu trên, lãnh đạo đơn vị ký tên và đóng dấu.
- Sau khi làm xong thủ tục xác nhận vào cả 04 phiếu trên, hải quan bên nhận trả lại cho bên nhận 03 bản, hải quan lưu 01 bản cùng với hợp đồng gia công có sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp.
- Bên nhận lưu 01 bản cùng hợp đồng gia công, chuyển 02 bản cho bên giao.
Bước 4
- Bên giao sau khi nhận được 02 bản Phiếu chuyển tiếp đã có đủ xác nhận của bên nhận và bên giao phải đến trình hải quan bên giao. Hải quan bên giao xác nhận, ký tên, đóng dấu vào 02 phiếu chuyển tiếp đó, lưu 01 bản cùng với hợp đồng gia công, trả cho bên giao 01 bản để lưu cùng hợp đồng gia công lưu tại bên giao.
- Phiếu chuyển tiếp này được coi là chứng từ để thanh khoản hợp đồng gia công sau này. Giám đốc doanh nghiệp bên giao, bên nhận phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực của việc giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

@templatesyard