Quy trình làm một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển

Quy trình làm một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển

Để vận chuyển một lô hàng qua hải quan xuất khẩu từ người bán đến người mua là các đối tác nước ngoài, thường phải trải qua nhiều bước. Muốn hoàn thành việc xuất hàng, nhà xuất khẩu buộc phải hoàn thành các bước để hợp pháp hoá xuất khẩu. Vậy các quy trình làm một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển là gì? Cùng Gia đình xuất nhập khẩu tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

>>>>>>>> Xem thêm: Quy trình làm một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển
Các bước cơ bản để làm một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển như sau:

1. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng

Để hoàn thành quá trình này mang lại nhiều hiệu quả và đạt được mục đích tối đa cho doanh nghiệp, nên thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị giao dịch đàm phán
– Thu thập các thông tin về thị trường và khách hàng
– Tiến hành xúc tiến thương mại
– Tiến hành tính toán kiểm tra, so sánh giá cả với các khách hàng khác
Bước 2: Tiến hành đàm phán
Có 3 cách để tiến hành đàm phán:
– Đàm phán bằng thư từ điện tín
– Đàm phán bằng điện thoại
– Đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp
Trong quá trình đàm phán, các doanh nghiệp nên chuẩn bị kĩ càng các chiến lược, chiến thuật và sử dụng các kỹ thuật đàm phán trong thương mại.
Đây là quá trình quan trọng nhất quyết định đến lợi nhuận công ty, cho nên người trực tiếp đàm phán hợp đồng là người quyết định đến “vận mệnh” của công ty.

2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, nhiệm vụ đầu tiên của người bán là phải chuẩn bị hàng xuất khẩu. Công việc này, các doanh nghiệp có thể vận dụng bằng nhiều cách khác nhau:
– Doanh nghiệp sẽ tiến hành tự sản xuất, đóng gói, kiểm tra chất lượng hàng hoá, số lượng hàng hoá,…để giao hàng cho người mua theo quy định trong hợp đồng mua bán.
– Doanh nghiệp không tự sản xuất mà ký kết các hợp đồng với các doanh nghiệp sản xuất khác để huy động hàng hoá từ họ.
Giai đoạn này càng tốt thì kết quả cho hợp đồng này tăng hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho việc tái ký kết hợp đồng cũng như tăng uy tín của doanh nghiệp trong thị trường.

3. Xin phép xuất khẩu hàng hoá

Theo luật thương mại 2005 và nghị định 12/20016/NĐ-CP những mặt hàng phải xin phép khi xuất khẩu bao gồm:
– Hàng cấm xuất khẩu
Danh mục hàng cấm xuất khẩu được quy định tại phụ lục 1 của nghị định 12/20016/NĐ-CP. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu thì phải làm đơn xin phép Thủ tướng Chinh phủ.
– Hàng xuất khẩu có điều kiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu đại học ngoại thương
Đối với mặt hàng này, các nhà xuất khẩu cần làm giấy phép xuất khẩu gửi các Bộ, ban chuyên ngành có liên quan. Danh mục hàng hoá này được quy định tại phụ lục 2 của nghị định 12/20016/NĐ-CP.
Trong trường hợp mà doanh nghiệp chưa có giấy phép xuất khẩu, doanh nghiệp phải làm đơn xin giấy phép xuất khẩu và áp dụng cho các lần xuất khẩu tiếp theo.

4. Liên hệ với phương tiện vận tải

Tuỳ thuộc vào điều kiện mà bạn lựa chọn việc liên lạc với các đối tượng để booking.
Đối với điều kiện CIF hoặc CNF thì việc booking thuộc về trách nhiệm của bên xuất khẩu.
Đối với điều kiện FOB thì việc booking thuộc về trách nhiệm của bên nhập khẩu.
Mỗi bên khi nhận trách nhiệm thì thu xếp và chịu chi phí vận chuyển đường biển. Doanh nghiệp chủ động liên hệ với bên chuyên chở thường là hãng tàu hoặc FWD để ký hợp đồng lưu khoang cho lô hàng xuất khẩu.

5. Đóng gói hàng và ký hiệu chuyên chở

Các bước thực hiện công việc như sau:
– Từ thông tin booking của hãng tàu và nhận container rỗng
– Kéo container rỗng về kho hàng để đóng hàng
– Đóng hàng và niêm phong kẹp chì (seal) học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
– Hạ hàng về cảng, hoặc bãi theo chỉ định của hãng tàu
Lưu ý: Chuẩn bị trước và nộp cho cảng phiếu xác nhận khối lượng (VGM). Hàng cần hạ trước giờ cắt máng (closing time) nếu không sẽ rất dễ bị rớt tàu (không được xếp lên tàu mặc dù đã xong thủ tục)
Nếu hàng phải kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, hun trùng…) thì cũng sẽ thực hiện lấy mẫu trong bước này.

6. Làm thủ tục hải quan

Quy trình làm thủ tục hải quan thường bao gồm:
a.Hồ sơ hải quan
– Hợp đồng hải quan theo mẫu , phụ lụ tờ khai (nếu có)
– Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương
– Các giấy tờ xuất trình theo yêu cầu của hải quan: Chứng từ hàng hoá, hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận vệ sinh,…
b.Nộp thuế, phí và lệ phí
Nộp thuế chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng, chủ yếu là thuế VAT và các khoản phụ thu theo luật. Nộp lệ phí do cơ quan hải quan thu theo hoá đơn.
c.Thực hiện kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan được thực hiện trong vòng 5 năm kể từ ngày ký thông quan.

7. Giao hàng cho tàu

Sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng (hàng đã được thanh lý). Công việc tiếp theo của bạn là phải cung cấp chi tiết bill để hãng tàu làm vận đơn. Tất nhiên bước này được làm trước giờ cắt máng closing time và trước bước thực xuất. Vận chuyển container lên tàu là việc của hãng tàu ( vì họ đã thu bạn phí THC). Bước này kết thúc bằng việc bạn phải nhận được vận đơn đường biển có thể là bill gốc ( 3 bản ) hoặc surrendered bill.

8. Thanh toán tiền hàng

Người làm XNK phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán gồm: Hóa đơn thương mai (commercrial invoice), phiếu đóng gói packing list, vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O và giấy chứng nhận khử trùng, nếu bạn dùng thanh toán bằng L/C thì bạn phải nộp bộ chứng từ đến ngân hàng bảo lãnh thông báo. 
Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

@templatesyard