Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu

Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu

1./ Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:
- Số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
- Giá tính thuế
- Thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế.

1.1. Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được áp dụng theo quy định đối với từng trường hợp sau đây:
+ Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (FOB), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng.
+ Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu nhập, bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giá CIF.
+ Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng.
+ Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định. Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam.

1.2. Thuế suất:
Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt:
Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.
Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.
Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau, ngoài việc chịu thuế theo quy định như trên còn phải chịu thuế bổ sung.
Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triễn ngành sản xuất hàng hoá tương tự cuả Việt Nam .
Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so với giá thông thường do có sự trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự cuả Việt Nam.
Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam.

1.3. Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
Là số lượng hàng hoá thực tế ghi trên tờ khai mà cơ sở có hàng xuất khẩu, nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan .

2./ Phương pháp tính thuế: 

Thuế (xuất) nhập khẩu = Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu.
- Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng.
- Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế.
- Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định giá tính thuế là tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
- Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu.
Tham khảo biểu thuế xuất nhập khẩu 2011 tại đây
Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam;
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.
a) Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế;
b) Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế.

Ví dụ:
* 1 doanh nghiệp nhập khẩu rượu từ châu Âu về Việt Nam chịu các thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.

- Cách tính thuế nhập khẩu:
Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu. (Thuế suất thuế nhập khẩu rượu đề nghị tra cứu tại biểu thuế nhập khẩu hiện hành ban hành kèm theo Quyết định số 106/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính).

- Cách tính thuế Tiêu thụ đặc biệt:
Số lượng x (giá tính thuế + thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. (Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt rượu đề nghị tra cứu tại Thông tư số 115/2005/TT-BTC ngày 16/12/2005 của Bộ Tài chính).

- Cách tính thuế giá trị gia tăng:
Số lượng x (giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế giá trị gia tăng (10%).
* thuế xuất khẩu hàng A 1200 bút chì, giá FOB là 6 USD/ 1 sản phẩm, hợp đồng có quy định thanh toán chậm sau 6 tháng với lãi xuất 0,3 % tháng, thuế xuất khẩu 3%, tỉ giá là 1USD= 20000 VND
thuế xuất khẩu = 1.200 x 6 x 20.000 x 3% x (1 + 0,3% x 6) = 4397760 (đồng).
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

@templatesyard