Quy định mới về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản:
1- Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp; 2- Tên, số lượng sản phẩm gia công;
3- Giá gia công;
4- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;
5- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công;
6- Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có);
7- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công;
8- Địa điểm và thời gian giao hàng;
9- Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa;
10- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Nghị định quy định rõ thương nhân nhận gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu; được thuê thương nhân khác gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước; phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết...
Thủ tục đăng ký hợp đồng gia công hàng hoá cho thương nhân nước ngoài
- Trình tự thực hiện:
- Đối với
cá nhân, tổ chức:
Doanh
nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan cửa khẩu/ Chi
cục Hải quan ngoài cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có cơ sở sản
xuất của doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công (chậm nhất 01 ngày trước khi
làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công). Nếu cơ sở sản
xuất ở nhiều nơi thì doanh nghiệp được chọn một Chi cục Hải quan phù hợp để
đăng ký làm thủ tục hải quan.
- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
Chi cục Hải
quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra điều kiện để được nhận gia công.
+ Đối chiếu nội dung công việc thương nhân nước ngoài thuê doanh nghiệp
Việt Nam gia công thoả thuận trong hợp đồng gia công với quy định tại Điều 178
Luật Thương mại; đối chiếu nội dung của hợp đồng gia công với qui định tại Điều
30, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ để xác định loại
hình gia công;
+ Đối chiếu mặt hàng gia công ghi trong hợp đồng gia công với qui định
tại Điều 29, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ; điểm 1,
điểm 2 Mục VI Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ Thương mại (nay
là Bộ Công Thương) để xác định mặt hàng được phép nhận gia công;
+ Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kiểm tra thêm:
++Mục tiêu kinh doanh ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận
đầu tư;
++ Giải trình của doanh nghiệp về việc hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản
hình thành doanh nghiệp và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất (đối với doanh
nghiệp đăng ký hợp đồng gia công lần đầu);
+ Nếu hợp đồng doanh nghiệp xuất trình không phải là hợp đồng gia công
hoặc mặt hàng gia công ghi trong hợp đồng gia công thuộc mặt hàng doanh nghiệp
không được nhận gia công hoặc doanh nghiệp chưa hoàn thành đầu tư xây dựng cơ
bản và chưa bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất (đối với doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài) thì từ chối tiếp nhận hợp đồng (ghi rõ lý do từ chối lên
Phiếu yêu cầu nghiệp vụ);
+ Nếu hợp đồng doanh nghiệp xuất trình là hợp đồng gia công và mặt hàng
gia công ghi trong hợp đồng gia công thuộc mặt hàng doanh nghiệp được nhận gia công; doanh nghiệp đã hoàn
thành đầu tư xây dựng cơ bản và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất (đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thì thực hiện tiếp công việc hướng dẫn
tại điểm 3 dưới đây.
+ Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ hải quan do doanh nghiệp
nộp và xuất trình khi làm thủ tục đăng ký hợp đồng gia công theo qui định:
++ Nếu hồ sơ không đầy đủ, không đồng bộ, không hợp lệ thì trả hồ sơ cho
doanh nghiệp kèm Phiếu yêu cầu nghiệp vụ ghi rõ lý do để doanh nghiệp nộp và
xuất trình bổ sung chứng từ còn thiếu.
++ Nếu hồ sơ đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì thực hiện:
1. Trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất trước khi đăng ký hợp đồng
gia công thì thực hiện tuần tự theo hướng dẫn tại bước 2, bước 3 dưới đây.
2. Trường hợp không phải kiểm tra cơ sở sản xuất thì thực hiện ngay việc
đăng ký hợp đồng gia công hướng dẫn tại bước 3.
3. Trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất trong quá trình doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm đã đăng ký thì nội dung kiểm tra thực hiện theo hướng dẫn tại
bước 2.
+ Đăng
ký hợp đồng gia công.
++ Ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận; ký tên, đóng dấu công chức lên
hợp đồng gia công và các giấy tờ khác kèm theo; vào sổ tiếp nhận và theo dõi
thực hiện hợp đồng gia công.
Sổ tiếp nhận và theo dõi hợp đồng gia công gồm các tiêu chí cơ bản sau:
tên, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp; họ tên, địa chỉ cư trú, số, ngày, nơi cấp
chứng minh nhân dân của Giám đốc doanh nghiệp; số hợp đồng gia công, ngày tháng
năm ký kết hợp đồng gia công; bên đặt gia công (tên, địa chỉ); mặt hàng gia
công; thời hạn hợp đồng gia công; ngày nộp hồ sơ thanh khoản, ngày hoàn thành
thanh khoản.
Sổ được lưu trên máy hoặc định kỳ có thể in ra đóng thành sổ để lưu có
xác nhận của lãnh đạo Chi cục.
++ Cấp phiếu theo dõi hàng hoá XNK theo giấy phép (mẫu Phiếu theo dõi
hàng hoá xuất nhập khẩu kèm theo) do doanh nghiệp xuất trình (đối với mặt hàng
gia công thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép).
++ Nhập máy (theo các tiêu chí có sẵn trên máy) các thông số của hợp
đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công; danh mục nguyên liệu, vật tư dự kiến
nhập khẩu.
++ Lưu bản chính và bản dịch hợp đồng, phụ lục hợp đồng kèm theo (nếu
có) và bản copy các giấy tờ khác để theo dõi; trả doanh nghiệp các giấy tờ còn
lại.
- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại cơ quan Hải quan
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Hợp
đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có): nộp 02 bản chính (01 bản Hải
quan lưu và 01 bản trả lại cho doanh nghiệp sau khi đăng ký hợp đồng) và 01 bản
dịch tiếng Việt (nếu bằng tiếng nước ngoài, trừ tiếng Anh).
+ Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu làm thủ tục đăng ký lần
đầu): nộp 01 bản sao.
+ Giấy
chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc mã số thuế (nếu làm thủ
tục đăng ký lần đầu): nộp 01 bản sao.
+ Giấy
phép của Bộ Công Thương đối với hàng hoá gia công thuộc danh mục hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính.
+ Giấy xác
nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (đối với trường hợp nhập khẩu phế liệu làm
nguyên liệu gia công) của Sở Tài nguyên và môi trường nơi đặt cơ sở sản xuất
của doanh nghiệp cấp theo qui định tại Thông tư liên tịch số
02/2007/TT-LT-BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 của Bộ Công Thương -Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
+ Văn bản
giải trình, chứng minh cơ sở sản xuất đối với doanh nghiệp nhận gia công lần
đầu: nêu rõ địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, địa chỉ cơ sở sản xuất, năng lực quản
lý, năng lực sản xuất, mặt hàng sản xuất, dây chuyền trang thiết bị, công suất
thiết kế...(kể cả đối với trường hợp thuê gia công lại); Số hiệu tài khoản và
tên ngân hàng doanh nghiệp gửi tiền: nộp 01 bản chính.
Đối với văn bản giải trình chứng minh
cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chỉ giải trình một lần và giải trình bổ sung khi
có sự thay đổi về các nội dung đã giải trình.
Văn bản thông báo về việc thay đổi
pháp nhân, địa chỉ trụ sở làm việc, địa chỉ cơ sở sản xuất cho cơ quan hải quan
quản lý hợp đồng gia công đơi với trường hợp từ khi đăng ký hợp đồng gia công
đến khi thanh khoản xong hợp đồng gia công, nếu có sự thay đổi về pháp nhân,
địa chỉ trụ sở làm việc, địa chỉ cơ sở sản xuất.
+ Hợp đồng
thuê gia công lại (đối với trường hợp thuê gia công lại toàn bộ sản phẩm gia
công): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính.
+ Bảng
đăng ký nguyên liệu, vật tư cho hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công theo
mẫu 01/ĐKNVL-GC-Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (chỉ áp dụng khi
làm thủ tục tại Chi cục Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, thanh
khoản hợp đồng gia công): nộp 02 bản chính.
- Số lượng hồ sơ:
01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
- Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Chi cục Hải quan
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
- Kết
quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận
đăng ký
- Lệ phí (nếu
có): không có
- Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):
+ Bảng
đăng ký nguyên liệu, vật tư cho hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công theo
mẫu 01/ĐKNVL-GC-Phụ lục I
- Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có
- Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan sửa đổi năm 2005;
+ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài
chính Hướng dẫn
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ;
+ Thông tư 116/2008/TT-BTC ngày 16/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài;
+ Quyết định 1179/QĐ-TCHQ ngày 17/6/2009 của Tổng cục Hải quan về việc
ban hành quy trình quản lý hải quan đối với hàng gia công với thương nhân nước
ngoài.
Mẫu
01/ĐKNVL-GC, Khổ A4
BẢNG ĐĂNG
KÝ NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ CHO HỢP ĐỒNG/PHỤ KIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
Hợp đồng gia công
số:..........................................................Ngày:............................Thời
hạn:.....................................................
Phụ lục hợp đồng
gia công
số:..............................................Ngày:...........................Thời
hạn:.....................................................
Bên thuê gia
công:..................................................................Địa
chỉ:.....................................................................................
Bên nhận gia
công:..................................................................Địa
chỉ:...........................................................................................
Mặt hàng gia
công:..........................................................Số
lượng:...................................................
Đơn vị Hải quan làm
thủ tục:.............................................................................................................
STT
|
Tên nguyên liệu, vật tư
|
Mã nguyên liệu, vật tư
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Trị giá
|
Loại nguyên liệu, vật tư
|
Hình thức cung cấp
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
Ngày.......tháng..........năm.....
Giám
đốc doanh nghiệp
(ký
tên, đóng dấu)
Ghi chú:
- Mã nguyên liệu, vật tư tại cột (3) chỉ áp dụng đối
với những Chi cục Hải quan thanh khoản bằng máy vi tính, doanh nghiệp tự xác
định theo hướng dẫn của Hải quan nơi làm thủ tục cho hợp đồng gia công.
- Trên cơ sở các khái niệm nêu tại Thông tư này, doanh nghiệp tự xác định
nguyên liệu chính, phụ liệu, vật tư và ghi vào cột (7) tương ứng với tên nguyên
liệu, vật tư ghi tại cột (2).
- Hình thức cung cấp tại cột (8) ghi: “Bên thuê gia công cung cấp” hoặc “tự
cung ứng”.
Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Điều 38, Điều 39 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định:
“Điều 38. Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
1. Thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
3. Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.
Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép thực hiện như sau:
a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 39 Nghị định này: 1 bản chính
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh (nếu có): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có văn bản trả lời Bộ Công Thương.
đ) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
e) Trường hợp thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
g) Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân.
Điều 39. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:
1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.
3. Giá gia công.
4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
8. Địa điểm và thời gian giao hàng.
9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.”
- Căn cứ Điều 62 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 41 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại:
"1. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công (thuê gia công lại) theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, báo cáo quyết toán hợp đồng gia công với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này. Tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về tên, địa chỉ trụ sở, địa chỉ cơ sở sản xuất của chính tổ chức, cá nhân và của tổ chức, cá nhân nhận gia công lại; thời gian đưa nguyên liệu, vật tư đi gia công để cơ quan hải quan kiểm tra khi cần thiết. Thời hạn nộp văn bản thông báo là trước thời điểm đưa nguyên liệu, vật tư đi gia công lại.
2. Hàng hóa giao, nhận giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với nhau không phải làm thủ tục hải quan.
3. Trường hợp thuê doanh nghiệp chế xuất gia công hoặc nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định tại Điều 76 Thông tư này."
- Căn cứ Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
“1. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;
b) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;
c) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu;
d) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu.
2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan;
b) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu.
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Khi quyết toán, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế nhập khẩu đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.
3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này"
quá hay, xin cảm ơn
Trả lờiXóa