Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập – tái xuất

Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập – tái xuất

Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập – tái xuất


Doanh nghiệp có hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa phải được Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập, tái xuất.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất: Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất thực hiện như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:

1. Thủ tục hải quan tạm nhập

Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập.
Hồ sơ hải quan tạm nhập:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp;
- Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ:
- Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;
- Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính.

2. Thủ tục hải quan tái xuất

Địa điểm làm thủ tục tái xuất: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập;
Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.
Một tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần; một tờ khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương ứng. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất kiểm tra thông tin về tờ khai hải quan tạm nhập trên Hệ thống để làm thủ tục tái xuất.

3. Thanh khoản tờ khai tạm nhập - tái xuất

Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hoá chịu trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm nhập.
Công chức hải quan đối chiếu số lượng hàng hóa tạm nhập với số lượng hàng hóa tái xuất tương ứng. Nếu số lượng hàng hóa tạm nhập và tái xuất phù hợp thì trình Lãnh đạo Chi cục ra quyết định thanh khoản tờ khai.

4. Thời hạn lưu giữ

Thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam là 60 ngày. Hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, mỗi lần không quá 30 ngày.

5. Địa điểm lưu giữ

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại một trong các địa điểm sau:
a) Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu;
b) Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;
c) Kho, bãi của thương nhân thuộc địa bàn hoạt động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.

6. Giám sát hải quan

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất khi vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất, người khai hải quan/người vận chuyển phải khai báo vận chuyển qua Hệ thống trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng tái xuất tại cửa khẩu khác.
- Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng đưa hàng về địa điểm lưu giữ sau đó tái xuất tại cửa khẩu khác.
Thủ tục hải quan vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi đến thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

@templatesyard