Thủ tục xuất khẩu Cà phê như thế nào và có cần giấy phép gì không?
Cà phê không thuộc mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu nên công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thương mại thông thường, không phải xin giấy phép xuất khẩu.
Mã HS Code tham khảo về Cà phê:
- Cafe hòa tàn - HS 210111110
- Cafe hạt rang hoặc chưa rang - HS 0901....
Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.
Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch:
- Trường hợp hợp đồng mua bán hàng có yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật đồng thời gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng theo hợp đồng đã ký kết. Cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trong trường hợp này.
- Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành.
Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch:
Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cập nhật Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch để ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp.
Danh sách các nước có yêu cầu kiểm dịch thực vật:
- Việt Nam là thành viên tham gia Công ước Bảo về thực vật quốc tế (IPPC), tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam và các nước thành viên WTO, IPPC đều quy định các lô hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch và có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch cấp kèm xuất khẩu kèm theo lô hàng.
- Hợp tác song phương: Việt Nam đã ký kết các Hiệp định hợp tác về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật với một số quốc gia sau đây:
- Hiệp định Việt Nam – Cu Ba
- Hiệp định Việt Nam – Nga
- Hiệp định Việt Nam – Mông Cổ
- Hiệp định Việt Nam – Chi Lê
- Hiệp định Việt Nam – Rumani
- Hiệp định Việt Nam – Trung Quốc
- Hiệp định Việt Nam – Belarus
- Hiệp định Việt Nam – Uzbekistan
- Hiệp định Việt Nam – Kazakhstan
Trong các Hiệp định này đều quy định rõ lô hàng thuộc diện kiểm dịch vận chuyển từ lãnh thổ bên ký kết kia đều phải được kiểm dịch và có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quốc gia của nước xuất khẩu cấp kèm theo lô hàng.
Cách thức Đóng hàng Cà phê vào Container - Loại hàng bao
* Các mặt hàng : Phân bón DAP, MAP, DCP, gạo, đường, cafe hạt…..và nhiều mặt hàng khác
* Cách thức cơ bản đóng hàng bao vào container loại 20 feet : Việc đóng hàng bao phụ thuộc vào nhiều yế tố như: loại hàng hóa, đặc tính lý, hóa của hàng hóa để có các phương án đóng phù hợp.
+ Loại hàng bao 70kg: Đóng Cao 9/ 10 hàng/ 27 bao/hàng => 19.8 tấn/cont ( VD hàng cafe hạt…)
+ Loại hàng bao 50 – 60kg: Đóng 12 hàng/ Cao 42 đến 46 bao/hàng => 25 tấn/cont ( VD hàng đường, gạo…)
+ Loại hàng bao 50 – 60kg: Đóng 12 hàng/ Cao 42 đến 46 bao/hàng => 27 tấn/cont (VD: hàng phân bón…)
Về thủ tục cấp C/O cho Cà phê xuất khẩu từ Việt nam
Về thủ tục cấp C/O mẫu E, công ty thực hiện theo quy định tại phục lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương.
Về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất cà phê:
Công ty có thể tham khảo Thông tư số 75/2009/TT-BNNPTNT ngày 02/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất Nông sản”. Trong đó quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở chế biến cà phê – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại QCVN 01 – 06: 2009/BNNPTNT.
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY PHÉP GÌ?
+ CFS viết đầy đủ là Certificate of Free Sale có nghĩa là Giấy chứng nhận lưu hành tự do là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại các nước xuất khẩu. Do đó, các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp muốn lưu hành sản phẩm cà phê sang thị trường quốc tế cần phải nắm rõ các thủ tục, điều kiện yêu cầu của pháp luật về thực hiện Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu.
Cách xếp hạng tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu
Chất lượng cà phê nhân (cafe chưa rang) được phân loại theo TCVN 4193 : 2001 (soát xét lần 3), được ban hành bởi Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F16 “Cà phê và sản phẩm cà phê” biên soạn. Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng đề nghị. Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường ban hành.
Phương pháp thử :
- Lấy mẫu : theo TCVN 5702 – 1993
- Xác định tỷ lệ hạt bị côn trùng gây hại : theo TCVN 6601 : 2000 (ISO 6667:1985)
- Xác định kích cỡ hạt : theo TCVN 4807 : 2001 (ISO 4150 : 1991)
Về cơ bản, mỗi lô cafe cần được lấy số lượng mẫu – khối lượng mẫu khác nhau.
Ví dụ : Lô 5 bao cafe cần lấy 1 mẫu ở mỗi bao. Nhưng lô 100 bao cafe chỉ cần lấy khoảng 10 mẫu.
Sau khi lấy mẫu ta tiến hành phân tích – xác định các hạt lỗi, hạt khuyết tật. Mỗi loại lỗi có một số điểm riêng.
Ví dụ :
- 1 hạt cafe nhân bị đen 1.0 điểm
- 1 hạt cafe nhân bị mốc 1.0 điểm
- 1 hạt cafe nhân xanh non 0.2 điểm
- 1 mẩu cành cây to (dài 2-4cm) 3.0 điểm
- 1 tạp chất dưới 0.5g 1.0 điểm
- …
Sau đó ta cộng các điểm và chia trung bình cho khối lượng mẫu, từ đó phân hạng chất lượng cafe thành Hạng đặc biệt, hạng 1, 2, 3, 4, 5.
Ngoài việc đếm lỗi, ta còn phân loại dựa theo kích thước dựa trên lỗ sàng. Mẫu thử sẽ được rây trên sàng rồi xem xét tỷ lệ để phân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét