THỦ TỤC HỒ SƠ NHẬP KHẨU GỖ XẺ , GỖ CÂY LINH SAM, GỖ VÂN SAM

THỦ TỤC HỒ SƠ NHẬP KHẨU GỖ XẺ , GỖ CÂY LINH SAM, GỖ VÂN SAM TỪ CANADA , MỸ VỀ VIỆT NAM

nhập khẩu gỗ xẻ từ cây linh sam canada


QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU GỖ XE TỪ CÂY LINH SAM, VÂN SAM

Việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra tên khoa học xem loại gỗ mà bạn dự định nhập có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không.

Vấn đề này bạn tìm hiểu tại danh mục CITES được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Theo quy định này, có 3 trường hợp xảy ra:

  1. Nếu loại gỗ mà bạn định nhập không nằm trong danh mục CITES, thì có thể làm hồ sơ nhập khẩu bình thường như những mặt hàng khác.
  2. Nếu hàng nằm trong nhóm I thì không được phép nhập khẩu.
  3. Nếu nằm trong nhóm II và III, bạn sẽ phải xin ý kiến của cơ quan CITES Việt Nam thì mới được phép nhập.

Cụ thể, doanh nghiệp cần gửi 1 bộ hồ sơ tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Trong thời hạn 8 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết.

Nếu cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước xuất khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn không quá 30 ngày.

Thông tin chi tiết bạn tham khảo trên trang web của Tổng cục Lâm nghiệp 

Những bước công việc chính khi nhập khẩu gỗ tự nhiên

Bước 1: Khi hàng về đến cảng, việc đầu tiên bạn cần làm là đăng ký kiểm dịch thực vật.

  1. Đối với doanh nghiệp lần đầu làm trên trên hệ thống một cửa Quốc gia, thì cần đăng ký tài khoản tại http://www.vnsw.gov.vn/
  2. Truyền bộ hồ sơ lên hệ thống, gồm: Giấy đăng ký theo form trên hệ thống, đính kèm chứng thư kiểm dịch gốc (Phytosanitary), giấy phép kiểm dịch (nếu có), vận đơn, hợp đồng, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói. Và chờ phản hồi từ hệ thống.
  3. Nộp một bộ hồ sơ giấy cho cơ quan kiểm dịch: Cũng giống như bộ hồ sơ bạn truyền lên hệ thống, nhưng Phytosanitary phải là bản gốc của nước xuất khẩu.
  4. Kiểm tra kiểm dịch tại cảng: Ở bước này bạn sẽ phải đăng ký để cán bộ kiểm dịch đến kiểm tra tại cảng; chờ kết quả kiểm dịch được trả lời trên hệ thống; nên in ra giấy kết quả kiểm dịch để nộp cho hải quan cùng với bộ hồ sơ thông quan.

Lưu ý: Đối với 4 khâu để hoàn tất thủ tục kiểm dịch mà tôi vừa trình bày thì có thể bạn sẽ cảm thấy khá đơn giản. Tuy nhiên khi bắt tay vào làm, nhất là với doanh nghiệp làm lần đầu sẽ gặp phải rất nhiều bối rối, thậm chí có thể bạn sẽ mắc ngay từ khâu 1.


Bước 2: Sau khi đã có kết quả kiểm dịch, bạn có thể làm thủ tục thông quan như bình thường. Hồ sơ cần chuẩn bị những chứng từ:

  • Chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chuyên trách
  • Tờ khai hải quan in từ phần mềm hệ thống
  • Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Phiếu đóng hàng
  • Các giấy tờ đi kèm khác, ví dụ như 1 list các loại gỗ nhập gồm tên, kích thước, đặc tính, v.v…

Bước 3: Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, lúc này công việc chẳng còn gì phức tạp, chỉ đơn giản là bạn xuống dưới cảng đổi lệnh để lấy hàng về là xong.

Tra cứu Mã HS của mặt hàng gỗ xẻ , gỗ thông , gỗ linh sam ....

Về mã HS, cũng như biểu thuế của mặt hàng gỗ, bạn tham khảo chương 44 trong biểu thuế xuất nhập khẩu 2019 nhé, cần lưu ý áp mã HS thật chuẩn, bởi các loại gỗ có biểu thuế rất khác nhau.

  • Nhóm hs code 4401 - Gỗ nhiên liệu, dạng khúc, thanh nhỏ, cành, bó hoặc các dạng tương tự; vỏ bào hoặc dăm gỗ; mùn cưa, phế liệu và mảnh vụn gỗ, đã hoặc chưa đóng thành khối, bánh, viên hoặc các dạng tương tự.
  • Nhóm hs code 4403 - Gỗ cây dạng thô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc dác gỗ hoặc đẽo vuông thô.
  • Nhóm hs code 4407 - Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dày trên 6mm.

Nhóm gỗ mà tôi thấy các doanh nghiệp nhập về nhiều và thường xuyên nhất là:

44.03: gỗ cây dạng thô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc dác gỗ hoặc đẽo vuông thô.

Lưu ý: Thường thì các lô hàng gỗ nhập khẩu sẽ phải đăng ký soi kiểm và rất dể bị kiểm hóa, đặc biệt là các mặt hàng gỗ nhập từ Châu Phi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

@templatesyard