CHUYỆN HÃNG TÀU VÀ HẢI QUAN Ở SINGAPORE
Ms Trà My Đỗ viết topic này để chia sẻ với các anh chị / bạn, những người đang làm Ops ở Việt nam, ngày ngày phải chầu chực xin lệnh D/O, làm Hải quan, phong bì phong bao qua 1000 các loại cổng được biết thủ tục Hải quan thời đại 4.0 đang được làm như thế nào.
Bài viết mang tính chia sẻ và không có tính phê phán hiện thực xã hội ở Việt Nam (bởi vì nó đã hàng nghìn năm như thế rồi) Mong rằng có thể giúp ích cho mọi người. Thật ra em chưa làm thủ tục Hải quan ở Việt Nam bao giờ, có thể có một vài hình dung chưa được chính xác. Mong anh / chị bỏ qua.
1. CHUYỆN HÃNG TÀU Ở SINGAPORE:
Ở nhà các hãng tàu vẫn còn issue một cái D/O gốc, các anh chị Ops phải đợi nhiều giờ đồng hồ để xếp hàng, lấy số, có khi cả ngày không lấy được lệnh. Singapore thì không thể để tình trạng này được, vì lượng container quá nhiều, nếu vẫn giải quyết theo kiểu mô hình làng xã phường như ở nhà, thì cảng PSA sẽ không còn chỗ discharge container.
Vậy họ đã làm gì?
Bỏ lệnh D/O gốc cho hàng FCL, thậm chí LCL họ cũng có thể cho lệnh copy thay vì lệnh gốc.
Nhưng để làm được điều này, thì lại phải nói thêm, họ đã đầu tư rất nhiều tiên để xây dựng một hệ thống gọi là **Portnet System** (Portnet System là gì?). Mỗi Haulier muốn truck container từ PSA sẽ phải mở 1 tài khoản Portnet, họ sẽ cho bạn một cái mã.
Ví dụ công ty mình là ABC (đăng kí thuế là 12345) thì trên portnet system, công ty mình sẽ có tên trên Portnet System là ABC- UEN 12345.
Vậy khi mà anh đi đến trả tiền cho hãng tàu, chỉ cần mang company cheque đến (không cần phải over 20 triệu thì phải lên ngân hàng chuyển tiền hoặc chuyển khoản qua tài khoản công ty như ở Việt nam nhé, company cheque có thể issue đến nhiều nghìn đô) và Authorization letter có indicate tên và UEN của Haulier.
Hãng tàu sẽ mất 1 phút để release container đến với Haulier chỉ định. Và thế là Haulier có thể lấy hàng ra bất kì lúc nào.
Với việc cắt giảm các thủ tục như vậy, mặc dù lượng cont gấp việt nam hàng trăm lần, bạn cũng không bao giờ nhìn thấy các hãng tàu bị quá tải. Thủ tục exchange payment và release container chỉ mất total 3-5 phút / lô hàng.
2. CHUYỆN THUẾ VÀ HẢI QUAN Ở SINGAPORE:
Như ở Việt Nam thì mọi người sẽ chuyển khoản hoặc phải lên ngân hàng nộp thuế nhập khẩu rồi đợi tiền vào tài khoản của HQ tại KBNN. Để giải quyết cái sự **loằng ngoằng** này, Singapore đã làm gì.
1. Cục thuế và cục Hải quan sẽ mở một tài khoản tích hợp, gọi là Customs IBG account. Mỗi công ty xưât nhập khẩu thường sẽ có tài khoản này với hải quan hoặc Declaring Agent bắt buộc phải có tài khoản này.
Khi làm tờ khai hải quan sẽ có một mục là tiền thuế trừ vào IBG account của importer hay của declaring agent, bạn chỉ cần click vào 1 trong hai (đảm bảo là tài khoản phải có đủ tiền trừ, nếu không sau 1-2 lần sẽ bị Hải quan balck list).
Vậy là khi tờ khai hải quan approve, tức là bạn đã đóng xong thuế luôn rồi đó. Chỉ cần pass tờ khai đó cho trucker để truck hàng ra thôi. Nhanh đúng không nào.
2. Khi làm tờ khai hải quan, sẽ có 1 call centre hỗ trợ 24/7. Kể cả 12h đêm 3h sáng, có vấn đề gì cũng được hỗ trợ.
3. Hải quan Singapore không bao giờ phạt tại chỗ như các nước khác, bao giờ cũng cho giấy về, vẫn cho clear hàng ra, rồi cho 7 ngày để giải quyết, khiếu nại và support cái docs cần thiết.
Woa, dài quá rồi. Vậy là em đã chia sẻ xong thủ tục làm hàng sea rồi đóa. Thật dễ đúng không nào.
Và thực sự khi làm việc ở Singapore, em hiểu lại sao Sin lại là Logistics Hub của thế giới. Bởi vì họ thực sự giải quyết được rất nhiều thứ mà nhiều nước phát triển khác cũng chưa làm được, chưa nói đến chúng ta.
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.
Chia sẻ của Mr Nguyễn Xuân Thịnh về CÁCH THỨC LẤY HÀNG LCL TẠI CÁC KHO CFS Ở SINGAPORE:
Mình chưa đi lấy hàng ở kho CFS bên Việt Nam bao giờ nên không biết quy trình sao nên mình chia sẻ bên Singapore thế này.
Cách thức lấy hàng LCL tại các nhà kho ở Singapore.
Tại Singapore PSA sẽ xây 1 hệ thống kho bãi hoàn chỉnh và liên kết trực tiếp với bên cảng. Nhà kho tại đây sẽ có cả công ty của nhà nước làm và cho cả các công ty tư nhân thuê để mở cont tới và đóng cont xuất đi.
Nói ngay từ khâu vào trong kho. Sẽ có cửa vào và cửa ra riêng cho các driver. Mỗi 1 driver hay bất kì ai muốn vào trong khu vực này đều phải làm 1 cái gọi là thẻ PSA pass. Cái này có đủ tên công ty cũng như thông tin người làm và vô thì chỉ cần quét thẻ như đi gửi xe ở siêu thị vậy.
Để lấy được hàng thì cần mang theo D/O (cái này chỉ cần photo copy và đóng dấu là được không nhất thiết bản gốc. Trường hợp quên có thể điện cho agent và họ send mail cho bên kho là được)
Thêm nữa là packing list, Invoice, permit cho hải quan check.
Vào trong kho sẽ có 1 số ipad có thể gõ HBL để tìm ra tên hàng chủng loại cũng như ngày mở hàng hay ngày last day. Một số nhà kho thì có người tìm cho một số thì tự tìm.
Họ sẽ dùng số HBL cutstop trên CFS system sau đó có thể lấy được hàng ra khỏi kho.
Trung bình thì mất khoảng tầm 1h là có thể lấy được hàng ra khỏi kho rồi.
Về phí thì có thể trả tiền mặt hoặc nếu đóng tiền cho phía shipper rồi thì thôi không cần gì nữa.
Còn nữa nếu muốn check hàng mình khi nào lấy được hay đã có storent chưa thì chỉ cần ngồi nhà gõ HBL lên web là biết được rồi. Thank for reading.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét