Đề án Nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 là hình thức nộp tiền thuế và các khoản phải nộp khác qua ngân hàng thương mại phối hợp thu với Tổng cục Hải quan thông qua Cổng thanh toán điện tử Hải quan. Theo đó, cho phép người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế trực tiếp trên Cổng thanh toán điện tử Hải quan mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện có kết nối với internet và được ngân hàng xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế thành công ngay sau khi nhận được yêu cầu chuyển tiền nộp thuế và thực hiện thông quan ngay hàng hóa.
1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN: Tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt; đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác; giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp xuống bằng mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 theo chỉ đạo của Chính phủ.
2. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN:
* Đối với người nộp thuế:
- Có chữ ký số để lập giấy nộp tiền, duyệt chuyển tiền nộp thuế.
- Đến các ngân hàng thương mại phối hợp thu với Tổng cục Hải quan để làm thủ tục Ủy quyền trích nợ tài khoản cho dịch vụ Nộp thuế điện tử 24/7 theo quy định.
- Có phương tiện kết nối với internet và gắn được chữ ký số để sử dụng.
* Đối với Hải quan và Ngân hàng:
- Nâng cấp hệ thống đáp ứng việc nộp thuế điện tử 24/7.
- Hoàn thiện Thỏa thuận hợp tác ký bổ sung các nội dung liên quan đến trách nhiệm và quy trình thực hiện.
3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:
* Các bước thực hiện cụ thể:
Bước 1. Người nộp thuế đăng ký nộp thuế và thông quan 24/7:
- Sử dụng chữ ký số khai báo thủ tục hải quan để nộp thuế: cung cấp cho ngân hàng và cơ quan hải quan;
- Cập nhật thông tin ủy quyền trích nợ tài khoản ngân hàng khi sử dụng nộp thuế và thông quan 24/7;
- Đăng ký Email, số điện thoại người giao dịch.
Người nộp thuế kê khai thủ tục hải quan tại hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan, sau khi khai báo hệ thống xác định số tiền phải nộp chi tiết cho từng sắc thuế, tài khoản nộp tiền, mã và tên cơ quan hải quan, mã và tên Kho bạc nơi mở tờ khai.
Bước 2. Người nộp thuế kê khai và nộp Bảng kê nộp thuế (Mẫu số 01/BKNT) trên Cổng thanh toán điện tử hải quan:
- Đăng nhập hệ thống bằng “user ID” vào hệ thống VNACCS, cập nhật mã số thuế và số tờ khai cần nộp tiền. Trường hợp hệ thống đã định danh chữ ký số của từng doanh nghiệp thì chỉ kê khai số tờ khai.
Địa chỉ đăng nhập vào Cổng thanh toán điện tử: https://epayment.customs.gov.vn/epaymentportal/login
- Hệ thống cung cấp cho người nộp thuế toàn bộ thông tin nộp tiền chi tiết cho từng tờ khai hải quan (theo mẫu bảng kê nộp thuế do Bộ Tài chính quy định).
Trường hợp người nộp thuế đã khai chính thức tờ khai hải quan nhưng không có thông tin nộp tiền trên Cổng thanh toán điện tử hải quan, thì liên hệ lại với bộ phận hỗ trợ để được xử lý.
- Người nộp thuế kiểm tra các thông tin nộp tiền theo số tờ khai đăng ký nộp tiền: được phép lựa chọn số tiền thuế sẽ nộp, lựa chọn ngân hàng ủy quyền trích nợ tài khoản cho dịch vụ Nộp thuế điện tử.
- Kiểm soát nội bộ nộp tiền của người nộp thuế, ký số thanh toán nộp tiền trực tiếp qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.
- Sau khi người nộp thuế ký số vào chứng từ nộp tiền, hệ thống của cơ quan hải quan gắn ID cho chứng từ nộp tiền của người nộp thuế.
Bước 3. Cơ quan hải quan chuyển ngân hàng thông điệp trích tiền nộp thuế:
- Căn cứ ngân hàng người nộp thuế đề nghị trích tiền từ tài khoản, hệ thống của Hải quan ký chữ ký số điện tử, gửi yêu cầu của người nộp thuế theo ID chứng từ nộp tiền đề nghị trích tiền từ tài khoản đến Ngân hàng được người nộp thuế chỉ định;
- Thông điệp dữ liệu nộp thuế bằng ID chứng từ nộp tiền gửi qua Cổng thanh toán điện tử Hải quan, trong ID chứng từ nộp tiền chi tiết các nội dung liên quan đến chỉ tiêu thanh toán trên giấy nộp tiền như: mã hải quan, mã kho bạc nơi cơ hải quan mở tài khoản, số tiền chi tiết theo từng sắc thuế, mục lục ngân sách nhà nước,.. và một số chỉ tiêu khác liên quan đến hệ thống.
Bước 4. Ngân hàng trích tài khoản, chuyển tiền nộp thuế:
Ngân hàng phối hợp thu nhận thông điệp đề nghị thanh toán của người nộp thuế do Cổng thanh toán điện tử hải quan gửi: kiểm tra chữ ký số của người nộp thuế và chữ ký số của Tổng cục Hải quan đã đăng ký với ngân hàng, và xử lý như sau:
- Nếu các chữ ký số phù hợp và ngân hàng chấp nhận lệnh thanh toán của người nộp thuế, thì thực hiện:
+ Trường hợp thông điệp nộp tiền vào thời điểm trước giờ dừng giao dịch (COT), ngân hàng thực hiện trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế: chuyển tiền và thông tin nộp tiền vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đặt tại ngân hàng ủy nhiệm thu hoặc qua kênh thanh toán của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời chuyển thông tin nộp tiền của người nộp thuế qua Cổng thanh toán điện tử hải quan theo đúng ID chứng từ nộp tiền do cơ quan hải quan đã cấp.
+ Trường hợp thông điệp nộp tiền vào thời điểm sau giờ dừng giao dịch (COT), ngân hàng thực hiện trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế, chuyển tiền vào tài khoản trung gian của ngân hàng, chuyển ngay thông tin nộp tiền của người nộp thuế qua Cổng thanh toán điện tử hải quan; Chậm nhất vào đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo (trừ ngày làm việc cuối cùng của năm), chuyển ngay tiền và thông tin nộp tiền vào tài khoản thu của Kho bạc Nhà nước. Đối với ngày làm việc cuối cùng của năm phải phối hợp ngân hàng ủy nhiệm thu để hạch toán và truyền chứng từ ngay trong ngày làm việc cuối cùng của năm.
Sau khi ngân hàng đã thực hiện lệnh thanh toán của người nộp thuế, truyền thông tin nộp tiền bằng ID chứng từ nộp tiền qua Cổng thanh toán điện tử hải quan, được hệ thống của hải quan chấp nhận là thời điểm ngân hàng cam kết chấp nhận thanh toán với ngân sách thay cho người nộp thuế.
- Trường hợp, chữ ký số của người nộp thuế hoặc của Tổng cục Hải quan không phù hợp, hoặc ngân hàng không chấp nhận lệnh thanh toán của người nộp thuế đã gửi qua Cổng thanh toán điện tử hải quan, ngân hàng có thông báo lại Cổng thanh toán điện tử hải quan để doanh nghiệp biết và sửa đổi các thông tin trên giấy nộp tiền phù hợp.
Bước 5. Trừ nợ, thông quan/giải phóng hàng hóa:
Sau khi nhận được thông tin nộp thuế bằng ID chứng từ nộp tiền từ ngân hàng phối hợp thu chuyển qua cổng thanh toán điện tử hải quan, hệ thống của hải quan tự động kiểm tra thông tin giấy nộp tiền, số tiền thuế đã nộp, nếu phù hợp thì trừ nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, chuyển sang hệ thống VNACCS để thông quan hàng hóa (trong vòng 5 giây);
Bước 6. Hạch toán thuế: Cuối giờ làm việc hoặc đầu giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước gửi bảng kê gắn chữ ký số giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho cơ quan thu qua Trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính; Cơ quan hải quan căn cứ bảng kê gắn chữ ký số cập nhật vào hệ thống kế toán tập trung, hạch toán thu với ngân sách.
4. ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ VỚI CÁC PHƯƠNG THỨC NỘP TIỀN ĐANG THỰC HIỆN:
So với quy trình các phương thức thu hiện tại, đặc biệt là phương thức nộp tiền điện tử qua ngân hàng phối hợp thu, quy trình nộp thuế và thông quan 24/7 có đặc điểm ưu việt, đơn giản, thuận tiện, chính xác vượt trội so với các phương thức đang thực hiện, cụ thể:
* Việc đăng nhập vào chương trình nộp thuế điện tử đơn giản: người nộp thuế có thể sử dụng “user ID” đăng nhập vào VNACCS để đăng nhập vào chương trình nộp thuế điện tử.
* Việc sử dụng ID chứng từ sẽ đảm bảo: vẹn toàn dữ liệu, không lộ bí mật thông tin trong quá trình trao đổi trên hệ thống, đặc biệt nó sẽ khắc phục hạn chế về giới hạn trường thông tin nộp tiền khi trao đổi một hoặc nhiều giấy nộp tiền thanh toán qua liên ngân hàng, là một bước đột phá trong việc trao đổi thông tin điện tử.
* Thuận tiện tại khâu kê khai, nộp tiền: người nộp thuế được lựa chọn địa điểm kê khai nộp tiền.
- Trường hợp người nộp thuế có chữ ký số thì sử dụng chữ ký số để thực hiện nộp thuế và thông quan 24/7 trực tiếp qua Cổng thanh toán điện tử hải quan;
- Trường hợp người nộp thuế chưa có chữ ký số thì tiếp tục thực hiện kê khai và thanh toán qua ngân hàng phối hợp thu hoặc giao dịch qua Internetbanking của ngân hàng phối hợp thu để nộp được tiền thuế điện tử;
* Giảm một số bước khi nộp tiền:
- Ngân hàng không phải thực hiện truy vấn thông tin sang cơ quan hải quan.
- Người nộp thuế không phải kiểm tra lại thông tin ngân hàng đã truy vấn từ Cổng thanh toán điện tử hải quan.
* Thông tin kê khai đơn giản: Nếu nộp tại ngân hàng/Kho bạc, người nộp thuế đều phải kê khai đầy đủ các thông tin trên Bảng kê nộp thuế, nhưng nếu lập tại Cổng thanh toán điện tử hải quan người nộp thuế chỉ cần kê khai mã số thuế, số tờ khai thì hệ thống sẽ hỗ trợ cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin trên Bảng kê nộp thuế liên quan đến tờ khai nộp thuế.
* Thực hiện được mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, mọi phương tiện kết nối internet: tại bất kỳ thời điểm nào người nộp thuế cũng có thể nhập lệnh thanh toán nộp tiền, không phân biệt thời gian dừng giao dịch của ngân hàng thương mại (trừ ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có corbanking đặt ngoài địa phận Việt Nam).
* Thông tin trên Bảng kê nộp thuế lập tại Cổng thanh toán điện tử hải quan chính xác: do thông tin được lấy từ dữ liệu gốc của hải quan, nên không xảy ra các sai sót do người nộp thuế tự lập với ngân hàng thương mại, thông tin được thông quan ngay (trừ thiếu tiền hoặc chữ ký số của người nộp thuế không phù hợp giữa lập Bảng kê nộp thuế với chữ ký số đăng ký với ngân hàng).
5. LỢI ÍCH CỦA NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ VÀ THÔNG QUAN 24/7:
* Đối với người nộp thuế:
- Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục nộp tiền thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, mở thêm kênh thanh toán cho người nộp thuế.- Chủ động nộp tiền thuế tại bất kỳ nơi nào có internet, vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện.
- Việc nộp thuế không phụ thuộc vào thời gian làm việc, địa điểm làm việc của các cơ quan thu như: ngân hàng, Kho bạc nhà nước, Hải quan.
- Tránh sai sót các chỉ tiêu thông tin trong việc lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, thống nhất với dữ liệu gốc của cơ quan hải quan, đảm bảo trừ nợ chính xác, đảm bảo thông quan hàng hoá ngay sau khi có thông tin xác nhận đã nộp thuế từ ngân hàng phối hợp thu.
* Đối với cơ quan hải quan:
- Tiết kiệm nhân lực, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý, đơn giản quy trình thu nộp thuế.
- Đảm bảo trừ nợ chính xác khoản nợ thuế kịp thời ngay sau khi doanh nghiệp nộp thuế, chấm dứt tình trạng cưỡng chế nhầm doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế.
- Hạn chế tối đa phải điều chỉnh chứng từ nộp tiền còn sai sót thông tin.
- Tăng mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư quốc tế.
* Đối với ngân hàng thương mại phối hợp thu:
- Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho các khách hàng.
- Thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
- Hạn chế các chứng từ nộp tiền sai sót thông tin cần phải tra soát.
nguồn: tổng cục hải quan
1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN: Tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt; đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác; giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp xuống bằng mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 theo chỉ đạo của Chính phủ.
2. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN:
* Đối với người nộp thuế:
- Có chữ ký số để lập giấy nộp tiền, duyệt chuyển tiền nộp thuế.
- Đến các ngân hàng thương mại phối hợp thu với Tổng cục Hải quan để làm thủ tục Ủy quyền trích nợ tài khoản cho dịch vụ Nộp thuế điện tử 24/7 theo quy định.
- Có phương tiện kết nối với internet và gắn được chữ ký số để sử dụng.
* Đối với Hải quan và Ngân hàng:
- Nâng cấp hệ thống đáp ứng việc nộp thuế điện tử 24/7.
- Hoàn thiện Thỏa thuận hợp tác ký bổ sung các nội dung liên quan đến trách nhiệm và quy trình thực hiện.
3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:
* Các bước thực hiện cụ thể:
Bước 1. Người nộp thuế đăng ký nộp thuế và thông quan 24/7:
- Sử dụng chữ ký số khai báo thủ tục hải quan để nộp thuế: cung cấp cho ngân hàng và cơ quan hải quan;
- Cập nhật thông tin ủy quyền trích nợ tài khoản ngân hàng khi sử dụng nộp thuế và thông quan 24/7;
- Đăng ký Email, số điện thoại người giao dịch.
Người nộp thuế kê khai thủ tục hải quan tại hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan, sau khi khai báo hệ thống xác định số tiền phải nộp chi tiết cho từng sắc thuế, tài khoản nộp tiền, mã và tên cơ quan hải quan, mã và tên Kho bạc nơi mở tờ khai.
Bước 2. Người nộp thuế kê khai và nộp Bảng kê nộp thuế (Mẫu số 01/BKNT) trên Cổng thanh toán điện tử hải quan:
- Đăng nhập hệ thống bằng “user ID” vào hệ thống VNACCS, cập nhật mã số thuế và số tờ khai cần nộp tiền. Trường hợp hệ thống đã định danh chữ ký số của từng doanh nghiệp thì chỉ kê khai số tờ khai.
Địa chỉ đăng nhập vào Cổng thanh toán điện tử: https://epayment.customs.gov.vn/epaymentportal/login
- Hệ thống cung cấp cho người nộp thuế toàn bộ thông tin nộp tiền chi tiết cho từng tờ khai hải quan (theo mẫu bảng kê nộp thuế do Bộ Tài chính quy định).
Trường hợp người nộp thuế đã khai chính thức tờ khai hải quan nhưng không có thông tin nộp tiền trên Cổng thanh toán điện tử hải quan, thì liên hệ lại với bộ phận hỗ trợ để được xử lý.
- Người nộp thuế kiểm tra các thông tin nộp tiền theo số tờ khai đăng ký nộp tiền: được phép lựa chọn số tiền thuế sẽ nộp, lựa chọn ngân hàng ủy quyền trích nợ tài khoản cho dịch vụ Nộp thuế điện tử.
- Kiểm soát nội bộ nộp tiền của người nộp thuế, ký số thanh toán nộp tiền trực tiếp qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.
- Sau khi người nộp thuế ký số vào chứng từ nộp tiền, hệ thống của cơ quan hải quan gắn ID cho chứng từ nộp tiền của người nộp thuế.
Bước 3. Cơ quan hải quan chuyển ngân hàng thông điệp trích tiền nộp thuế:
- Căn cứ ngân hàng người nộp thuế đề nghị trích tiền từ tài khoản, hệ thống của Hải quan ký chữ ký số điện tử, gửi yêu cầu của người nộp thuế theo ID chứng từ nộp tiền đề nghị trích tiền từ tài khoản đến Ngân hàng được người nộp thuế chỉ định;
- Thông điệp dữ liệu nộp thuế bằng ID chứng từ nộp tiền gửi qua Cổng thanh toán điện tử Hải quan, trong ID chứng từ nộp tiền chi tiết các nội dung liên quan đến chỉ tiêu thanh toán trên giấy nộp tiền như: mã hải quan, mã kho bạc nơi cơ hải quan mở tài khoản, số tiền chi tiết theo từng sắc thuế, mục lục ngân sách nhà nước,.. và một số chỉ tiêu khác liên quan đến hệ thống.
Bước 4. Ngân hàng trích tài khoản, chuyển tiền nộp thuế:
Ngân hàng phối hợp thu nhận thông điệp đề nghị thanh toán của người nộp thuế do Cổng thanh toán điện tử hải quan gửi: kiểm tra chữ ký số của người nộp thuế và chữ ký số của Tổng cục Hải quan đã đăng ký với ngân hàng, và xử lý như sau:
- Nếu các chữ ký số phù hợp và ngân hàng chấp nhận lệnh thanh toán của người nộp thuế, thì thực hiện:
+ Trường hợp thông điệp nộp tiền vào thời điểm trước giờ dừng giao dịch (COT), ngân hàng thực hiện trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế: chuyển tiền và thông tin nộp tiền vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đặt tại ngân hàng ủy nhiệm thu hoặc qua kênh thanh toán của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời chuyển thông tin nộp tiền của người nộp thuế qua Cổng thanh toán điện tử hải quan theo đúng ID chứng từ nộp tiền do cơ quan hải quan đã cấp.
+ Trường hợp thông điệp nộp tiền vào thời điểm sau giờ dừng giao dịch (COT), ngân hàng thực hiện trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế, chuyển tiền vào tài khoản trung gian của ngân hàng, chuyển ngay thông tin nộp tiền của người nộp thuế qua Cổng thanh toán điện tử hải quan; Chậm nhất vào đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo (trừ ngày làm việc cuối cùng của năm), chuyển ngay tiền và thông tin nộp tiền vào tài khoản thu của Kho bạc Nhà nước. Đối với ngày làm việc cuối cùng của năm phải phối hợp ngân hàng ủy nhiệm thu để hạch toán và truyền chứng từ ngay trong ngày làm việc cuối cùng của năm.
Sau khi ngân hàng đã thực hiện lệnh thanh toán của người nộp thuế, truyền thông tin nộp tiền bằng ID chứng từ nộp tiền qua Cổng thanh toán điện tử hải quan, được hệ thống của hải quan chấp nhận là thời điểm ngân hàng cam kết chấp nhận thanh toán với ngân sách thay cho người nộp thuế.
- Trường hợp, chữ ký số của người nộp thuế hoặc của Tổng cục Hải quan không phù hợp, hoặc ngân hàng không chấp nhận lệnh thanh toán của người nộp thuế đã gửi qua Cổng thanh toán điện tử hải quan, ngân hàng có thông báo lại Cổng thanh toán điện tử hải quan để doanh nghiệp biết và sửa đổi các thông tin trên giấy nộp tiền phù hợp.
Bước 5. Trừ nợ, thông quan/giải phóng hàng hóa:
Sau khi nhận được thông tin nộp thuế bằng ID chứng từ nộp tiền từ ngân hàng phối hợp thu chuyển qua cổng thanh toán điện tử hải quan, hệ thống của hải quan tự động kiểm tra thông tin giấy nộp tiền, số tiền thuế đã nộp, nếu phù hợp thì trừ nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, chuyển sang hệ thống VNACCS để thông quan hàng hóa (trong vòng 5 giây);
Bước 6. Hạch toán thuế: Cuối giờ làm việc hoặc đầu giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước gửi bảng kê gắn chữ ký số giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho cơ quan thu qua Trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính; Cơ quan hải quan căn cứ bảng kê gắn chữ ký số cập nhật vào hệ thống kế toán tập trung, hạch toán thu với ngân sách.
4. ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ VỚI CÁC PHƯƠNG THỨC NỘP TIỀN ĐANG THỰC HIỆN:
So với quy trình các phương thức thu hiện tại, đặc biệt là phương thức nộp tiền điện tử qua ngân hàng phối hợp thu, quy trình nộp thuế và thông quan 24/7 có đặc điểm ưu việt, đơn giản, thuận tiện, chính xác vượt trội so với các phương thức đang thực hiện, cụ thể:
* Việc đăng nhập vào chương trình nộp thuế điện tử đơn giản: người nộp thuế có thể sử dụng “user ID” đăng nhập vào VNACCS để đăng nhập vào chương trình nộp thuế điện tử.
* Việc sử dụng ID chứng từ sẽ đảm bảo: vẹn toàn dữ liệu, không lộ bí mật thông tin trong quá trình trao đổi trên hệ thống, đặc biệt nó sẽ khắc phục hạn chế về giới hạn trường thông tin nộp tiền khi trao đổi một hoặc nhiều giấy nộp tiền thanh toán qua liên ngân hàng, là một bước đột phá trong việc trao đổi thông tin điện tử.
* Thuận tiện tại khâu kê khai, nộp tiền: người nộp thuế được lựa chọn địa điểm kê khai nộp tiền.
- Trường hợp người nộp thuế có chữ ký số thì sử dụng chữ ký số để thực hiện nộp thuế và thông quan 24/7 trực tiếp qua Cổng thanh toán điện tử hải quan;
- Trường hợp người nộp thuế chưa có chữ ký số thì tiếp tục thực hiện kê khai và thanh toán qua ngân hàng phối hợp thu hoặc giao dịch qua Internetbanking của ngân hàng phối hợp thu để nộp được tiền thuế điện tử;
* Giảm một số bước khi nộp tiền:
- Ngân hàng không phải thực hiện truy vấn thông tin sang cơ quan hải quan.
- Người nộp thuế không phải kiểm tra lại thông tin ngân hàng đã truy vấn từ Cổng thanh toán điện tử hải quan.
* Thông tin kê khai đơn giản: Nếu nộp tại ngân hàng/Kho bạc, người nộp thuế đều phải kê khai đầy đủ các thông tin trên Bảng kê nộp thuế, nhưng nếu lập tại Cổng thanh toán điện tử hải quan người nộp thuế chỉ cần kê khai mã số thuế, số tờ khai thì hệ thống sẽ hỗ trợ cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin trên Bảng kê nộp thuế liên quan đến tờ khai nộp thuế.
* Thực hiện được mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, mọi phương tiện kết nối internet: tại bất kỳ thời điểm nào người nộp thuế cũng có thể nhập lệnh thanh toán nộp tiền, không phân biệt thời gian dừng giao dịch của ngân hàng thương mại (trừ ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có corbanking đặt ngoài địa phận Việt Nam).
* Thông tin trên Bảng kê nộp thuế lập tại Cổng thanh toán điện tử hải quan chính xác: do thông tin được lấy từ dữ liệu gốc của hải quan, nên không xảy ra các sai sót do người nộp thuế tự lập với ngân hàng thương mại, thông tin được thông quan ngay (trừ thiếu tiền hoặc chữ ký số của người nộp thuế không phù hợp giữa lập Bảng kê nộp thuế với chữ ký số đăng ký với ngân hàng).
5. LỢI ÍCH CỦA NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ VÀ THÔNG QUAN 24/7:
* Đối với người nộp thuế:
- Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục nộp tiền thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, mở thêm kênh thanh toán cho người nộp thuế.- Chủ động nộp tiền thuế tại bất kỳ nơi nào có internet, vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện.
- Việc nộp thuế không phụ thuộc vào thời gian làm việc, địa điểm làm việc của các cơ quan thu như: ngân hàng, Kho bạc nhà nước, Hải quan.
- Tránh sai sót các chỉ tiêu thông tin trong việc lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, thống nhất với dữ liệu gốc của cơ quan hải quan, đảm bảo trừ nợ chính xác, đảm bảo thông quan hàng hoá ngay sau khi có thông tin xác nhận đã nộp thuế từ ngân hàng phối hợp thu.
* Đối với cơ quan hải quan:
- Tiết kiệm nhân lực, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý, đơn giản quy trình thu nộp thuế.
- Đảm bảo trừ nợ chính xác khoản nợ thuế kịp thời ngay sau khi doanh nghiệp nộp thuế, chấm dứt tình trạng cưỡng chế nhầm doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế.
- Hạn chế tối đa phải điều chỉnh chứng từ nộp tiền còn sai sót thông tin.
- Tăng mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư quốc tế.
* Đối với ngân hàng thương mại phối hợp thu:
- Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho các khách hàng.
- Thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
- Hạn chế các chứng từ nộp tiền sai sót thông tin cần phải tra soát.
nguồn: tổng cục hải quan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét